fbpx

Trịnh Tử Thái Cực Quyền Thập Tam Thiên – Thiên 2: Thông huyền thực

  1. Thiên hai: Thông huyền thực

Thái Cực là tên của Dịch, xuất phát từ Y kinh và Đạo. Nó có nhiều luận thuyết và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Trọng Ni nói rằng: “Mọi biến hóa trong phạm vi giữa trời đất đều không qua nó, lý không ngoài Âm Dương, khí không biến hóa ngoài Ngũ hành”. Đó là phôi thai của văn hóa và triết học nước ta. Nếu bỏ Âm Dương, Ngũ Hành mà bàn về Thái Cực thì không có gì để bàn, không còn gì để tính. Sao có thể như vậy được? Ngày nay khoa học tiến bộ, từ thời đại điện tử, tiến lên thời đại nguyên tử. Thử hỏi, có rời được tác dụng của Âm Dương không? Thái Cực Quyền phù hợp với triết học và khoa học. Nếu không có nó, lập luận chỉ đơn thuần là triết lý. Lập trường đó hợp khoa học. Nó có thể chứng minh thể và dụng bằng thực tế, không phải bằng hùng biện. Thái Cực Quyền lý luận tinh thâm, sự thực cũng kỳ lạ. Do hạn chế mà muốn phân tích thành nhiều phần. Nói về vận động, lấy tâm hành khí, lấy khí vận thân, do vận mà sau động vậy. Giống xe hơi, nhờ vào lực của khí, do vận mà sau động. Động tác cục bộ của cơ thể, gọi là vận động, thì không giống vậy. Nói rằng “phúc nội tùng tịnh”, “châu thân khinh linh”, “dẫn động tứ lượng bạt ngàn cân”. Đó gọi là không dùng lực. Không dùng lực thì không bị lực của đối phương tập kích. Ta làm chủ tình thế. Đó gọi là thể, tương đối dễ. Lấy dẫn động tứ lượng bạt ngàn cân là dụng. Bốn lượng có thể dẫn động ngàn cân là do trọng tâm. Trọng tâm nghiêng ngả thì không cần đến bốn lượng ngàn cân cũng tự đổ. Điều này phù hợp với triết học và khoa học. Nói rằng “khí liễm nhập cốt mà thuần cương, vô kiên bất thúc”. Để giải thích điều này cần nói dài một chút. Vào mùa xuân năm 1929, ông Ts’ao, người đã kiểm chứng lý thuyết của Marconi, đã học Thái Cực Quyền với tôi. Tôi đã nói với ông ấy đẩy khí xuống đan điền. Ông ấy hỏi tôi: “Công dụng của việc đó là gì?”, tôi trả lời: “Đẩy khí có nhiều lợi ích, nhưng những lợi ích này cũng không bằng lợi ích của việc có để tâm trí và khí cùng ở trong đan điền”. Ông ấy nói: “ Tôi muốn biết thêm nhiều chi tiết”. Tôi đáp trả bằng cách nói với ông ấy rằng bụng của con người chứa rất nhiều nước. Nó giống như trái đất của chúng ta có quá nhiều nước. Mưa quá nhiều sẽ thấm đẫm vào đất. Thiệt hại nhỏ nhất là đập ngăn nước vỡ, thiệt hại lớn nhất là xảy ra lũ lụt. Khi cơ thể chứa quá nhiều nước, nhiều căn bệnh chủ yếu sẽ phát triển như phù nề, bệnh vàng da, hay liệt. Những bệnh tật ít hơn cũng sẽ xảy ra: quá nhiều đờm, bệnh ecpet mảng tròn, chứng phát ban, và rất nhiều loại bệnh về phổi, lách, dạ dày, ruột. Để ngăn chặn những căn bệnh khỏi sự quá tải về nước trong cơ thể, luyện tập là rất cần thiết. Hoạt động này có thể so sánh với hoạt động của truyền thuyết Yu người chịu trách nhiệm về hệ thống nước ở Trung Hoa cổ đại và dọn đường cho nước chảy. Tuy nhiên, điều này chẳng là gì so với việc mặt trời làm bay hơi nước từ mặt đất. Nếu cơ thể con người có thể làm được điều này thì sẽ thật tuyệt vời. Tuy vậy, tâm trí và khí cùng tuôn ra ở đan điền có thể có một kết quả tương tự. Tại sao ư? Bởi vì đẩy khí xuống đan điền giống như cho không khí ấm vào một cái ấm đất sét: nó xua tan không khí lạnh ẩm. Nếu khí có thể ở cùng với tâm trí, điều đó giống như để lửa dưới ấm đất sét và đun sôi nước. Dần dần nước sẽ biến thành hơi. Trong cách này, nước sẽ không gây ra những vấn đề về sức khỏe, nhưng ngược lại, nước sẽ giúp lưu thông máu và tạo lợi ích lớn. Ông Ts’ao thốt lên rằng: “Trước đây tôi nghĩ rằng triệt học chỉ là triết học. Giờ tôi mới biết rằng triết học hôm nay sẽ trở thành khoa học của ngày mai”. Sau đó tôi đưa ra thêm rằng khi khí thấm vào xương, nó sẽ như thép nguyên chất. Điều này xảy ra khi khí di chuyển từ đan điền qua xương cụt và tới xương sống. Điều này làm ông Ts’ao ngạc nhiên, vì thế ông ấy đã tới gặp một vị bác sĩ Tây y và hỏi về điều đó. Vị bác sĩ nói rằng ông ấy đã từng nghe về một cái gì đó tương tự với việc đẩy khí xuống đan điền và rằng gần đây một vị bác sĩ người Pháp đã giải phẫu một xác chết và đã tìm ra một cấu trúc dạng túi ở bụng giữa màng (membrane) và ruột. Ông ấy nói rằng chỉ có ở những vận động viên thì lớp da của cái túi này dày hơn ở người khác. Khi cái túi này bị tấn công, nó có thể chống lại những cú đòn. Vị bác sĩ người Pháp nói: “Có lẽ đây là cái được người Trung Quốc nhắc đến với tên gọi đan điền. Nhưng không có tuyến trực tiếp nào từ xương cụt đến xương sống”.

            Sau đó ông Ts’ao trở lại để nói chuyện với tôi và kể cho tôi những gì đã xảy ra. Tôi nói rằng tầm hiểu biết của vị bác sĩ này bị giới hạn bởi kinh nghiệm cá nhân của ông ấy và rằng rõ ràng là ông ấy không thực sự muốn biết thêm nữa. Chuyện những vận động viên có túi dày hơn và rằng nó có thể chống lại những cú đòn là chính xác bởi vì cái túi đó có chứa khí. Khi khí được tích lũy, nó sau đó sẽ đi qua để đến được các màng. Những màng này sẽ dày hơn ở những người khác, và cái túi sẽ có thể chống lại được những cú đòn. Nhưng đó là bởi vì khí đã tới được các màng và không phải là vì cái túi tự nó có khả năng kháng đòn. Nếu có một con đường rõ ràng từ xương cụt đến xương sống thì nó sẽ là kiến thức chung và không cần phải nghiên cứu sâu hơn.

            Khi khí và tâm trí cùng nhau ở đan điền, điều này không chỉ biến nước thành khí mà còn biến tinh dịch thành khí. Hơi nóng sinh ra từ quá trình chuyển đổi tinh dịch (semen) giống như sức mạnh điện năng. Điện năng có thể được tạo ra nhờ nước, đất và không khí. Sức nóng từ khí có thể được tạo nên qua xương sống. Xương cụt và xương sống bao gồm một khu vực gồm rất nhiều đốt xương sống. Tuy nhiên không có tuyến trực tiếp nào giữa đan điền, xương cụt và xương sống, có một chuỗi các điểm với những khoảng trống giữa chúng, bao phủ bởi dây chằng, sụn và các màng. Hơi nóng tỏa ra từ khí tinh dịch (semen) và ngọn lửa trái tim nhẹ nhàng làm ấm những điểm này. Quá trình này được phân nhánh bởi khí từ đan điền, làm cho hơi nóng này đi qua xương cụt và lên cột sống cho đến khi nó chạm tới đỉnh đầu và lan rộng ra tứ chi. Khí ấm bơm đầy các khớp xương và ở lại bên trong cho tới khi khí semen hình thành một chất dính. Chất dính này trở thành tủy và bám chặt vào bên trong xương giống như lá niken hoặc vàng. Đây là điều tổ tiên đã muốn nói khi họ đo sự tăng trưởng hàng ngày của một người bằng độ dày của một tờ giấy. Khi tủy được tích tụ sau một khoảng thời gian dài, xương sẽ chắc khỏe. Tương tự là quá trình mà xương trở nên chắc khỏe hoàn toàn đến mức có thể đánh bại tất cả.

Tất cả những hiệu quả này được dựa trên âm, dương và ngũ hành. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ về điều đó. Tay của giáo viên của tôi nặng gấp mười lần so với tay nhiều người. Khi ông ấy sử dụng nó để đánh người khác, họ luôn bị thương. Tôi không điêu luyện bằng thầy tôi, nhưng tay tôi cũng vẫn nặng hơn nhiều lần so với người khác. Xương hổ khác với xương của các động vật khác bởi vì bên trong xương chứa toàn tủy chắc như đá và không có khoảng trống nào cả. Đó là điều cơ bản của sức mạnh của nó. Điều này điều hòa hơn nữa giữa Thái Cực Quyền, triết học và khoa học.

            Ông Ts’ao đã thốt lên rằng: “Tuyệt vời! Thái Cực Quyền bắt nguồn từ triết học và được chứng thực bởi khoa học. Tôi tin những gì bạn nói.” Tôi nói với ông ấy rằng tôi chỉ đang bàn về sự chuyển đổi của tinh thành khí và nuôi dưỡng khí để làm giàu trí óc. Ở đây còn có sự nuôi dưỡng kĩ hơn của khí chuyển đổi thành tinh thần và của tinh thần trở lại sự trống rỗng. Sau đó bạn có thể đạt đến sự siêu tự nhiên. Nhưng tôi chưa đạt được đến trình độ này. Ông Ts’ao nói: “Thế là đủ! Nghe điều này là tôi có thể hiểu rồi. Nguyên tắc tồn tại và kèm theo là hậu quả của nó. Điều này có thật hay không chắc chắn sẽ được chứng thực trong tương lai.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *