- Thiên ba: Chuyên khí chí nhu
Điểm đặc biệt của Thái Cực Quyền là khí trầm Đan Điền. Khí trầm Đan Điền là điều Lão Tử nói: “Công phu của Đạo là chuyên khí chí nhu”. Nhu nhược thì sống, cương cường thì chết. Có thể thấy Đạo dưỡng sinh là như vậy. Muốn đạt tới chí nhu trước tiên thì cần chuyên luyện khí. Chỗ tốt nhất để chuyên luyện khí là Đan Điền. Khí có thể trầm xuống Đan Điền, Dịch gọi là “thủy hỏa ký tế”, tức Khảm Ly giao nhau, ☵ ☲ tương giao thì Ly là tâm hỏa bốc lên, Khảm thuộc thận thủy thấm xuống, ngược lại với Đạo. Tính chất hai quẻ này khác nhau, một quẻ nhu nhược, một quẻ cương cường. Quẻ Ly là ngọn lửa của trái tim cháy ở trên. Quẻ Khảm tượng trưng cho nước của thận, và nó giúp làm ẩm phần dưới của cơ thể. Hướng hoạt động của những quẻ này là ngược nhau. Khoảng 70% của bụng là nước. Trong Dịch Hậu Thiên, Ly là lửa, tức tâm hỏa, là thực hỏa vậy. Nội kinh Mệnh môn hỏa tức tướng hỏa, tức hư hỏa vậy. Ngũ phủ lục tạng cho đến toàn thân là do hai hỏa này điều tiết, không có chỗ nào không tới. Hỏa thịnh thì bệnh – Trung y nói rằng chỗ đó có hỏa – Tây y cho rằng chỗ đó bị viêm. Có thể thấy hỏa tuy tản mạn trong thân thể, nhưng không diệt thủy. Nếu thân thể thiếu nước thì sẽ bị khô héo. Thiếu hỏa thì tiêu hóa không thực. Thủy hỏa đều không thể thiếu, cũng không thể quá mạnh. Do tính chất bốc lên và thấm xuống của chúng, Dịch gọi là bất tế. Để dùng được lâu dài, Lão Tử đã nghiên cứu Dịch và chỉ ra rằng: cần chuyên khí trầm Đan Điền, dùng phép thủ tâm ý. Đan Điền là bếp thuốc, tâm ở trong bếp, thủy ở trên, nước được ấm lên, hóa thành khí mà đạt được diệu dụng. Nếu ngược lại thì sẽ có hại. Thủy ở trên, hỏa ở dưới, tức thủy tế hỏa, không bị bốc lên mà gây hại, mà lại được làm ấm lên để có công dụng tốt, gọi là Khảm Ly ký tế. Khảm Lý ký tế thì việc luyện khí thành công, không bị thủy hỏa ngược với Đạo. Biết như vậy, nhưng làm sao để có thể luyện khí đến chí nhu. Cái dụng của chuyên khí rất lớn, điều này rất đúng. Đan Điền là cái túi. Nếu khí không trầm Đan Điền, thì túi không mở ra, thì tuy có Đan Điền mà khộng dùng được. Ở đây tôi sẽ liệt kê một số:
Nếu ý và khí không gặp nhau thì không có gì để chú tâm lực . Khí có xuống được Đan Điền hay không là do chuyên luyện khí trầm Đan Điền, tức cần với tâm ý thủ. Như vậy mới có thể đạt tới chí nhu.
Thái Cực Quyền luận viết: “dĩ tâm hành khí, dĩ khí vận thân”. Trước tiên, bạn phải đưa khí xuống đan điền; sau đó bạn mới có thể nói đến việc vận khí. Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ của quá trình phát triển khí.
Việc tăng cường khí có ích lợi gì đối với cơ thể? Lão Tử đã giải thích điều này khi ông ấy cho rằng: “Phát triển khí để trở nên mềm dẻo giống như một hài nhi”. Hài nhi là chồi non và sẽ lớn lên. Nó dễ uốn và yếu như cây con. Từ lúc hài nhi lớn lên và trở thành một người trẻ tuổi, từ đó cho tới khi người đó già, người đó sẽ không bao giờ có được sinh khí này; người đó sẽ trở nên cứng nhắc và mạnh mẽ. Khi gỗ cứng, nó có thể bị gãy dễ dàng và cũng rất dễ chết. Nếu con người ở trong điều kiện này, làm thế nào để họ có thể trở thành hài nhi một lần nữa? Cơ thể của hài nhi là nguyên dương. Nguyên dương là điều kiện tuyệt vời cho khí. Khi khí vượng, máu sẽ được bơm đầy. Khi máu được bơm đầy, mạch máu sẽ mềm dẻo. Mạch máu mềm dẻo là đặc trưng của hài nhi. Một người cận kề với cái chết nhưng vẫn hy vọng được trở lại làm một đứa trẻ có thể toại nguyện chỉ bằng cách phát triển khí để trở nên mềm dẻo. Để tự cứu lấy bản thân giữa những con sóng xô và có thể lấy lại sự sống đòi hỏi “Thủy Hỏa tương tế”
Làm thế nào để điều này có thể thực hiện được? Chúng tôi tìm thấy câu trả lời ở phần đầu của Thái Cực Quyên luận, ở đó viết: “Khí nghi cổ lãng, thần nghi nội liễm”, và ở cuối Thái Cực Quyên luận có viết: “Toàn thân ý tại tinh thần, bất tại khí. Tại khí tắc trệ, hữu khí vô lực, vô khí thuần cương.” Từ “cổ đãng” nghĩa là khí của tôi rung động cùng với không khí. Đây là mức độ cao hơn việc huy động khí lan khắp cơ thể. Khái niệm “tập trung tinh thân” là một bước vượt ra khỏi việc phát triển khí. Nếu một người phát triển khí đến mức độ cao nhất nhờ luyện tập, người đó có thể chuyển hóa tinh thành khí. Tuy vậy, đó vẫn chưa phải là mức độ nguyên dương. Đạt được mức độ “ý tại tinh thần, bất tại khí” và khi “vô khí thuần dương” thì thật hoàn hảo; trong đó, người đó đã đạt được nguyên dương. Điều này tuân theo học thuyết của Lão Tử về “phát triển khí để đạt đến sự mềm dẻo”. Nếu một ai đó có thể đạt được điều này thì người đó có thể loại bỏ được bệnh tật. Khi đó sự trường thọ sẽ chẳng là gì.