TRẠM TRANG CÔNG
Tác giả: Vương Hương Trai
Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân
Ảnh: Hanoi Taiji club in Conson Kiepbac 2009
Võ thuật vốn lấy cái gốc ở trang công. Tiếc là thời nay nhiều người mới luyện võ chỉ quan tâm bài quyền mà không biết cái gốc của quyền thuật.
Trạm trang dưỡng sinh – Vương Hương Trai
Trạm trang là một phương pháp dưỡng sinh cổ đại của nước ta (Trung quốc). Từ 2000 năm trước, trong sách Hoàng đế nộI kinh đã viết: “…. Thượng cổ hữu chân nhân, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, cố năng thọ tế thiên địa,…” Nhưng 1000 năm trở lại đây, phương pháp này chỉ được người ta coi là cơ bản công trong quá trình nhập môn võ thuật. Dùng tính nguyên lí, tính chất căn bản của trạm trang như cương nhu, hư thực, động tĩnh, lỏng chặt đan kết và công dụng của âm dương tương giao, thủy hỏa khắc chế, kết hợp thể nghiệm mấy chục năm luyện công, sáng tạo ra một loại công pháp động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng, dùng để phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân, ích thọ, gọi là Trạm trang công. Thông qua Viện y học đường sắt thuộc Viện y học Bắc kinh, Viện nghiên cứu Trung y thuộc tỉnh Hà bắc và với thực tiễn nhiều năm chữa bệnh của tôi, chứng minh loại công pháp này thích hợp trị các loại bệnh trường vị , bệnh gan, bệnh thần kinh , viêm khớp, cao huyết áp, bán thân bất toạI, phụ khoa, nhãn khoa & nhiều loại bệnh khác. Tác dụng cơ bản trị bệnh của Trạm trang công chính là nó có thể bảo dưỡng tâm thần, lại có thể luyện tập thân thể. Tức là có thể làm tăng não lực, lại có thể tăng cường thể lực. Khoa học hiện đại cho rằng loại công pháp này không những có thể làm cho huyết dịch tuần hoàn thông suốt mà còn có tác dụng thải cũ nạp mớI, tăng cường công năng của các khí quan, cơ quan & các tế bào. Đồng thờI làm cho toàn thân cơ bắp luyện tập & đạt tớI tính ‘nọa lực’ , sản sinh ra một loại xung động hướng nội, từ đó mà kích thích đại não,…. Trước khi nhập tĩnh thể hội cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, đối với đại não cũng là kích thích thực tính. Nhập tĩnh rồi, sẽ sản sinh ra ức chế, có tác dụng bảo vệ. Trung y cho rằng loại công pháp này có tác dụng lưu thông kinh lạc, điều tức khí huyết, làm cho âm dương tương giao, thủy hỏa tương tế, tăng cường tinh thần, luyện tập cơ thể, tăng cường khí lực.
Trạm trang không giống với đa số các công pháp khác, đặc điểm chủ yếu của nó là:
1. Miệng hơi mở, hô hấp tự nhiên, bất luận châu thiên tuần hoàn. Do đó không sinh ra tác dụng phụ.
2. Thực tiễn chứng minh: người mớI luyện công, chỉ cần kiên trì luyện tập, dù không đạt tớI yếu lĩnh nhập tĩnh, thì vẫn thu được hiệu quả trị liệu.
3. Không phụ thuộc thờI gian, địa điểm, điều kiện; bất kể đi, đứng, nằm, ngồI tùy thờI tùy chỗ, đều có thể luyện công. Loại công này đơn giản, dễ tập, hoàn toàn có thể tạo thành một phần của cuộc sống, dễ dàng được công chúng tiếp thu & nắm vững.
4. Căn bản thể chất, tuổI tác, bệnh tình, tính cách, thiên bẩm, thói quen sinh hoạt khác nhau v…v… sử dụng, điều phối thế thức & ý niệm hoạt động khác nhau. Do đó loại biện chứng luận trị này tùy người, tùy bệnh mà định ra phương pháp phù hợp, tăng tốc độ & hiệu quả chữa bệnh
5. Đây là loại hoạt động chỉnh thể có quan hệ tương hỗ, chế ước nhau, điều chỉnh cân bằng âm dương giữa hình, ý, khí, lực. Do đó nó cũng là một lọai phương pháp luyện tập mà động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng . Tức có thể tu dưỡng tinh thần, luyện tập hình hài (đặc biệt là Trang thức). Do đó nó không chỉ thích hợp vớI việc trị bệnh, mà càng kiên trì luyện tập, thì có thể làm cho người thể chất yếu đuối trở thành khỏe mạnh, người khỏe càng khỏe hơn. Phòng chống lão hóa, trị bệnh, ích thọ. Từ đó mà có thể xây dựng xã hộI tốt đẹp hơn.
CÁCH THAO TÁC CHÍNH
Trạm trang công là quan hệ tương hỗ chế ước giữa hình, ý, khí, lực, hoạt động chỉnh thể điều chỉnh cân bằng âm dương. Hình (thế thức) và ý (ý niệm hoạt động) là căn bản của công pháp này, 2 phần có tác dụng tương hỗ, không thể sao nhãng. ‘Dĩ hình thủ ý, dĩ ý tượng hình, ý tự hình sinh, hình tùy ý chuyển’. Chỉ cần khi luyện công hình & ý đạt được sự phối hợp linh hoạt, thích đáng thì lực không luyện mà tự sinh, khí không vận mà tự hành. Có thể thấy tác dụng trị bệnh của Trạm trang công, tuyệt đối không đơn thuần tại thế thức giản đơn hay phức tạp & trình tự trước hay sau, càng không phải tại tư thế đẹp đẽ, cũng không phải dùng hoạt động ý niệm cứng nhắc với thế thức nào đó là có thể trị được 1 loại bệnh. Mà do người thầy kiểm tra toàn diện tình hình của người bệnh, rồI đem bản thân thế thức động tĩnh, hư thực, lỏng chặt & phương pháp ý niệm hoạt động được sắp xếp thích đáng, làm cho người bệnh trong thời gian ngắn, cảm được toàn thân thoải mái, được lực, nhẹ nhàng dễ chịu, từ đó đạt tới mục đích trị bênh kiện thân. Do đó yêu cầu người thầy cần tự luyện công, xác thực thể nghiệm, luyện thuần thục & nắm vững phương pháp điều phối. Chỉ có như vậy thì mớI đạt hiệu quả như ý. Nếu không nghiên cứu tinh sâu như vậy mà đơn thuần từ tác dụng của tư thế thì sẽ dễ thành cứng nhắc. Chỉ chú ý đến hoạt động của ý niệm mà coi nhẹ tư thế thích hợp thì tất nhiên khí lực không đủ, hiệu quả không cao.
THẾ THỨC
….
Trạm thức:
Có nhiều phương pháp luyện Trạm thức, phạm vi ứng dụng rộng. Người mớI luyện công, chỉ cần không có bệnh nặng hoặc dị tật đều có thể luyện loại công này.
1. Đề bão thức- kiểu nâng ôm: Chân đứng hình chữ bát, rộng bằng vai, 2 chân tiếp đất dụng lực đồng đều, lực toàn thân đặt xuống hơi về phía sau ngoài bàn chân. 2 gốI hơi cong, nhưng không quá mũi chân (tùy theo tình trạng bệnh mà định). Thân trên ngay ngắn, cánh tay bằng tròn, cổ tay bằng hư, vai hơi căng vè phía sau, làm cho tâm ngực mở rộng, tạo thành tư thế hư linh mạnh mẽ. Hai tay đốI nhau, cách nhau khoảng 2 đến 3 quyền, vị trí dưới ức, lòng bàn tay hướng lên trên, như ôm đại khí cầu, đầu thẳng hoặc hơi ngửa ra sau, mắt nhắm hoặc hoặc mở tự nhiên (thường dùng giai đoạn đầu luyện công), miệnh hơi mở. Toàn thân buông lỏng, nhưng lỏng mà không chùng, giữ trạng thái như cườI mà không cườI, như tiểu mà không tiểu.
2. Phù án thức – kiểu đỡ đè: 2 tay hơi nâng lên, ngón tay rờI nhau, hơi cong & hướng xiên về phía trước, cao ngang rốnlòng bàn tay hướng xuống dưới chếch ra ngoài. Tựa như đỡ như đè quả cầu nổI trên mặt nước. Các yếu lĩnh khác giống như Đề bão.
3. Xanh bão thức – kiểu chống ôm: 2 tay nâng cao ngang trước ngực, lỏng vai, khuỷu tay hơi trầm, 2 tay vớI ngực tương cách 1 tâm, ngón tay mở, lòng bàn tay hướng vào trong như ôm hoặc lòng bàn tay hướng ra ngoài như trạng thái đẩy 1 vật. Các yếu lĩnh khác giống như Đề bão.
4. Phân thủy thức – kiểu rẽ nước: 2 cánh tay hơi cong hướng sang 2 bên cạnh trái, phảI tự nhiên duỗI ra, 2 tay giữ trên đường nằm ngang dưới rốn, ngón tay chia ra, bàn tay hướng về trước như rẽ nước. Các yếu lĩnh khác giống như Đề bão.
5. Tu tức thức – kiểu nghỉ ngơi:
• Thức thứ nhất: lưng 2 bàn tay để gần eo, hoặc cho 2 tay vào đai áo, ngón cái ở ngoài, các yếu lĩnh khác giống như Đề bão.
• Thức thứ 2: nâng 2 cánh tay, khuỷu tay gập, đặt lên lan can cao khoảng ngang ngực, khoảng cách 2 chân trước sau băng 4 ngón tay ngang, chân trước chống đỡ cơ thể, chân sau tự nhiên chạm đất, 2 chân có thể thay đổI không ngừng.
• Thức thứ 3: mông có thể dựa nhẹ vào bàn làm động tác nghỉ như thức thứ nhất hay Đề bao thức. Hay 2 chân đứng thẳng, gót chân nhấc lên. 2 tay cho vào đai áo, ngón tay lộ ra.
• Thức thứ 4: tay trái đặt lên bàn hay lưng ghế, lưng bàn tay phảI đặt ở eo. Chân trái trươc, bàn cả chân chạm đất, chân thẳng hoặc hơi cong. Chân phảI sau, tự nhiên & hơi cong, gót chân hơi nhấc, có ý đi mà chưa đi, hoặc lấy mũi chân làm trục, từ tốn, tự nhiên chuyển động. Đầu hơi nghiêng qua trái (nhiều nhất không quá 1 đầu quyền) trọng lượng toàn thân đặt trên chân trái, chân phải lỏng chùng, trạng thái thư thái. Tay & chân có thể hoán đổi. (…)
TỌA THỨC:
Phù hợp với những người bệnh nặng, nhưng vẫn còn sức để ngồi, người khuyết tật hoặc viêm khớp…
Thức thứ nhất: Ngồi thẳng trên ghế, thân thể ngay ngắn, mắt nhắm, miệng hơi hơi mở. Hai chân dể song song hoặc hình chữ bát (khoảng cách bằng 4 quyền). Toàn bộ bàn chân chạm đất, đầu gốI gập khoảng 90 độ, 2 tay để ở gốc đùi, ngón tay hướng về phía trước, cánh tay tạo thành nửa hình tròn, cổ tay nửa hư, toàn thân buông lỏng.
Thức thứ 2: 2 chân thu về phía sau, gót chân dời đất tạo thành chữ bát. 2 gốI gập thành góc 40 đến 45 độ, 2 tay đặt trên đùi hoặc đưa lên trước ngực, cách 1 thước, ngón tay rờI ra, hướng chéo phía trước, lòng bàn tay hướng vào trong như ôm giữ 1 vật hay lòng bàn tay hướng ra ngoài như đang đỡ 1 vật. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
Thức thứ 3: 2 chân duỗI về phía trước, đầu gốI hơi cong, mũi bàn chân gập thành câu, gót chân đặt xuống đất hoặc hơi rờI đất, 2 tay để ở gốc đùi, hoặc đưa lên trước ngực, cách 1 thước, tạo thành thế ôm vật. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
NGỌA THỨC:
Phần lớn là thích hợp với người bệnh nặng, hoặc không thích hợp ngồI dậy. Ngoài ra, có thể coi Trạm thức hoặc Tọa thức làm chính, Ngọa thức thức làm công pháp phụ trợ.
Thức thứ nhất: Thân thể nằm ngửa, miệng hơi mở, 2 chân duỗI thẳng rời nhau (không rộng hơn vai), hoặc 2 gốI hơi cong, gót chân chạm giường, 2 tay đặt trên bụng dưới, khuỷu tay chạm giường, cổ tay hơi hư. Toàn thân buông lỏng.
Thức thứ 2: 2 tay đặt ở 2 bên thân, lòng bàn tay hướng lên trên hoặc xuống dưới, khuỷu tay chạm giường, 2 gốI hơi cong, cổ tay hơi hư. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
Thức thứ 3: 2 tay đưa lên trước ngực, thành thế ôm vật, khuỷu tay chạm giường, đầu gốI hơi cong. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
Thức tứ 4: 2 tay đặt ở 2 bên thân thể, hoặc 2 tay đưa lên trước ngực thành thế ôm vật, 2 chân duỗI bằng thẳng hơi rời, bàn chân duỗI về phía trước (tức long bàn chân hơi ép) hoặc 2 gốI hơi cong, mũi chân thành câu. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
HÀNH TẨU THỨC:
ĐốI với một số người bệnh là công pháp phụ trợ, nhưng vớI người bệnh gan, luyện công thời kì đầu hay dùng với Trạm thức.
Thức thứ nhất: 2 tay cho vào đai áo, ngón tay lộ ra ngoài, 2 chân hơi cong, 2 vai hướng về sau thư triển, cổ tay bán hư, thân trên lườI nhác dựa về phía sau, nhắm mắt hư thần, đợI cho toàn thân có cảm giác thư thái, thoảI mái, 1 chân bắt đầu thực hiện lườI nhác dịch về phía trước (khoảng 1 quyền): muốn bước muốn dừng, muốn dừng muốn động. Bước được chân trái thì đầu tự nhiên nghiêng sang phảI, làm cho phần thân trên thành đường nghiêng thư triển. Như vậy 2 chân thay nhau tiến, như lộI bùn vậy.
Thức thứ 2: lưng bàn tay để ở eo hoặc tự nhiên duỗI ở 2 bên thân. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
Bán phục thức:
Dùng cho những người bệnh về hệ thống tiêu hóa đã có hiệu quả trụ liệu tốt, hay là công pháp đơn thuần hoặc phụ trợ.
Thức thứ nhất: 2 tay đặt lên lưng ghế hoặc 2 khuỷu tay đặt trên bàn, nhắm mắt, chân trái ở phía trước hơi cong, chân sau hơi thẳng tự nhiên, mông dựa sau, bụng buông lỏng, cổ xoay sang trái phảI, 2 chân có thể thay đổI nhau.
Thức thứ 2: 2 chân rờI nhau, 2 gốI hơi cong hoặc thẳng. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
Thức thứ 3: đem chăn bông xếp trên thành giường, 2 chân song song, hoặc 1 chân hơi hướng thẳng phía trên thành giường, 2 tay tạo thành nửa vòng tròn trên chăn, tay nắm quyền, cằm đặt tự nhiên lên quyền. Các yếu lĩnh khác giống thức thứ nhất.
(*) Ý NIỆM HOẠT ĐỘNG:
Mục đích của hoạt động ý niệm chủ yếu để hư thần định niệm, dẫn dụ nhập tĩnh. Do đó quá trình hoạt động của ý niệm chính là để khắc chế tạp niệm, quá trình nhập tĩnh của vạn niệm qui nhất. Nguyên tắc của ý niệm hoạt động là tưởng tượng ra sự vật hay tình cảnh, cần nhẹ lỏng thoải mái, tâm rỗng thần… tự nhiên mà được, cần tránh căng thẳng khẩn trương. Vài loại ứng dụng dưới đây:
1. Buông lỏng hoạt động: là như cười phi cười, như niệu vô niệu thể hội toàn thân buông lỏng. Thể hội từ đầu xuống xuống buông lỏng, tiếp theo là cổ, vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngực lưng, eo bụng, hông, đùi, chân, đến ngón chân. Cứ như vậy tiến hành nhiều lần. Nhưng toàn thể từ trên xuống dưới buông lỏng không dễ đối với người mớI tập, cho nên đầu tiên cần buông lỏng từng phần, khi đã thuần thục thì buông lỏng toàn thân như phương pháp ở trên.
Buông lỏng từng phần: Đầu tiên phía sau, sau đó phía trước, tức là bắt đầu từ đỉnh đầu, đầu, gáy, vai, 2 cánh tay. Khi bắt đầu nếu không thể đồng thờI trái phảI buông lỏng thì buông 1 bên, sau buông bên kia, luyện thuần thì buông lỏng cả 2 bên. Lưng eo hông, sau đùi, gót chân, bàn chân, ngón chân, tiến hành 3 đến 5 lần. Khi đã luyện thuận thục thì trên, dưới, trái, phảI cùng tiến hành.
Kiểu hoạt động buông lỏng này có thể làm hoạt động ý niệm cơ bản của Trạm trang công. Những người mớI tập dù thế thức thế nào thì đầu tiên phảI tập được buông lỏng. Sau đó mớI luyện vớI các ý niệm khác.
2- Hoạt động viễn thính: Bắt đầu nghe gần, trước & sau. Càng nghe càng xa, đến khi nghe được âm thanh yếu ở xa. Khi luyện thính viễn không được vộI vàng. Mà cũng không được chỉ nghe một loại âm thanh nhất định. Mà cần từ tốn tinh thính những âm thanh rất yếu ở rất xa.
3- Tắm ngược dòng: Tưởng tượng đang cườI nằm trên giường thoảI mái, ấm áp, trên dưới nước chảy, nước từ đầu từ từ chảy xuống, không gián đoạn.
4- Tắm vòi sen: tưởng tượng đang tắm hoa sen nước ấm trong phòng tắm, nước liên tục chảy từ đầu xuống chân. Sau đó lắng nghe tiếng nước rơi xuống chân.
5- Tắm nửa thân: Tưởng tượng nửa thân dưới ngâm trong nước ấm, thể hộI cảm giác.
6- Đứng trong nước: Tưởng tượng thân thể đang thoảI mái đứng trong nước ấm. Sóng nước từ xung quanh xô vào thân, người tự nhiên nghiêng ngả.
7- Sinh căn: Tưởng tượng mình đứng thẳng như cây tùng bách ngàn năm, hai chân vững vàng như mọc rễ, gió lốc không thể lay động.
8- Lội nước: Tưởng tượng nước ngập đến cổ chân, thân thể thoảI mái, tuy có lực cản, vẫn từ từ tiến về phía trước.
9- Dẫm bông: Tưởng tượng chân đang dẫm lên bông mềm mạI, làm cho thân thể ngả sang trái, phải.
10- Dựa: Tưởng tượng lưng, mông, đùi đều dựa lên 1 vật mềm mạI, thoảI mái nghỉ ngơi, toàn thân nhẹ nhàng, không chút căng thẳng.
11- Treo: …
12- Nâng giữ: Tưởng tượng 2 tay đang đỡ cây gậy hoặc 2 tay đè lên quả bóng nổI trên mặt nước, làm cho toàn thân từ đầu tớI cuốI trong trạng thái nhẹ nhàng, thoảI mái.
13- Phản thị kiến nộI: Khi luyện công, nếu có nhiều ý niệm không dễ loại bỏ thì có thể phản thị kiến nộI, kiểm tra các bộ phận của cơ thể có thư giãn thoảI mái hay không. Vạn niệm không trừ tự mất.
14- Thính – nhiệm: Khi luyện công, nếu nhiều tạp niệm, không dễ khắc phục thì thuận theo tự nhiên mà lại không đón, đi không giữ; thân ta như biển lớn, tạp niệm như sóng, sóng gió tuy lớn mà không hại được ta, gió bình sóng tĩnh, nước tự vô sóng. Như vậy tạp niệm sẽ mất.