Nguồn: Internet
Tác giả: Peter Lim Tian Tek
Người dịch: Hải Bằng – Học viên của Hanoi Taiji Club
Ngày nay, Dương thức Thái cực quyền là loại phổ biến nhất, được tập luyện khắp nơi trên trên thế giới nhằm rèn luyện sức khỏe và tự vệ. Trình tự luyện tập trong các lớp học hiện đại hầu hết theo kiểu trước hết thực hiện các động tác, sau đó sẽ sửa lại cho đúng các tư thế riêng rẽ. Các phương pháp luyện tập truyền thống lại khá khác biệt.
Trình tự luyện tập theo truyền thống có thể rất gian khổ, lâu dài và khó khăn. Từng có chuyện Dương Ban Hầu chạy trốn khỏi nhà vì luyện tập quá gian khổ và Dương Kiện Hầu cố thử treo cổ tự vẫn vì nó. Luyện tập ngày xưa quả thật rất khắc nghiệt. Ngô Đồ Nam phải luyện tập dưới một chiếc bàn cao để đảm bảo rằng ông ta thực hiện động tác theo tư thế thấp và đòi hỏi nhiều sức lực nhưng vẫn phải giữ sự buông lỏng tự nhiên. Yang Zheng Ji, con của Dương Trừng Phủ, nhớ lại sự luyện tập của ông và anh trai phải trải qua dưới sự giám sát chặt chẽ của cha ông đến nỗi ông thậm chí không đủ sức để trèo lên gác tới phòng của mình và phải bò bằng cả tứ chi. Các tư thế được hoàn thành chỉ khi anh em ông thực hiện chính xác hoàn toàn. Nếu lặp lại các sai sót, họ sẽ bị trừng phạt. Luyện tập Thái cực quyền thậm chí còn quan trọng hơn cả việc học ở trường và đó là ưu tiên số một của họ. Luyện tập rất khắc nghiệt, thậm chí là cho những đứa trẻ.
Một điều phải lưu ý trước khi chúng ta bắt đầu là các tư thế của Dương thức được học theo kiểu mở rộng, tiếp theo luyện tập sẽ tinh tế hơn, sử dụng các chuyển động nhỏ hơn để đạt được cùng hiệu quả, và ở giai đoạn sau đó, lại mở rộng để mỗi điểm thuộc về chuyển động lớn bao hàm một ứng dụng.
Căn bản
Tập luyện các tư thế đơn (Đơn thức)
Các tư thế dạng tĩnh được học ở giai đoạn này. Tất cả các yếu lĩnh góp phần tạo nên một cấu trúc chính xác, hạ bàn, khai triển kình sẽ được học. Các yếu lĩnh khi luyện tập ví dụ như là hít thở bụng, ngực hư lưng thực, trầm khuỷu, ngồi hông, không đánh mất sự cân đối…
Các tư thế này đều phải được giữ ở trạng thái tĩnh, và trọng tâm được điều chỉnh sao cho người tập giữ được một tư thế có cấu trúc hiệu quả với ít sức lực nhất. Điều quan trọng ở đây là khả năng trầm ổn của hạ bàn. Bát môn được nhấn mạnh, các yêu cầu này là sự trầm ổn khi dùng sức để thực hiện các tư thế từ bốn phương tám hướng. Luyện tập này cho hạ bàn và chân khỏe.
Để thật rõ ràng, học kết nối các bộ phận cơ thể chưa được gọi là bằng hoặc bằng kình. Đối với người Trung quốc, bằng không có nghĩa là vận động phối hợp toàn bộ cơ thể tới một điểm, đó là kình. Ở đây, người tập chưa được phát triển toàn bộ kết nối và phối hợp để biểu lộ kình. Họ chỉ đơn giản phát triển khả năng để cho phép trung tâm năng lượng và trầm xuống bằng cách sử dụng cấu trúc của chân.
Ở cấp độ này, mọi yếu lĩnh của động tác đều được kiểm tra thật chặt chẽ để chắc chắn rằng người tập sẽ không mắc phải các thói quen xấu, ảnh hưởng đến cả quá trình tập luyện sau này. Người Trung quốc có một câu nói liên quan là “học quyền dễ, sửa quyền khó”. Các thói quen xấu được phát hiện và sửa cho đúng ngay ở giai đoạn đầu tiên tốt hơn là sửa ở giai đoạn sau này khi mà chúng đã trở nên ăn sâu bén rễ. Khoảng thời gian tập của mỗi tư thế thay đổi tùy theo mỗi sư phụ, theo tài liện này xác định rằng thời gian đứng cho mỗi tư thế dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Đây là tập luyện sự điều chỉnh của tư thế, các yếu lĩnh và tập trung để “thiết lập” tư thế đúng, thường tập luyện mỗi tháng một tư thế.
Tập luyện các tư thế di chuyển đơn (luyện đơn thức)
Các chuyển động này được thêm vào các tư thế tĩnh. Tất cả những yếu lĩnh học ở đơn thức tĩnh ở trên vẫn phải được duy trì. Đây là lúc người tập bắt đầu học về khí và sự hiển lộ khí thông qua các chuyển động phối hợp chính xác của cơ thể.
Ứng dụng của các tư thế cũng được dạy nhưng các kình đơn lẻ góp phần vào sự hiệu quả không được dạy cụ thể mà sẽ đề cập sau. Sự chuyển động được được hướng dẫn phải đạt được sự trôi chảy, liên tục như quay tơ, thật chậm, đều đặn và liên tục. Sự nhạy cảm và thư giãn trong từng chuyển động cũng sẽ được học, nhấn mạnh đến sự chuyển động giống như là “bơi trong không khí” cho đến khi giống như không khí có sức nặng (lực cản). Gốc rễ của các chuyển động đóng, mở, và thổ nạp cũng được hướng dẫn ở đây.
Phần thêm của mỗi chuyển động và các điểm đầu, điểm cuối của tư thế thường gây ra một vài lỗi trong động tác thực hiện và việc theo dõi sát sao phải được áp dụng để đảm bảo người tập không gặp phải những thói quen xấu. Các điểm thường để kiểm tra trong mỗi tư thế chính xác, sự sinh kình chính xác từ bàn chân và được điều khiển bởi lưng và thắt lưng, chân như cắm rễ xuống đất, chuyển chân, sự trơn tru, liên tục của động tác, sự nhẹ nhàng. Tư thế được tập đi tập lại đến khi thật hoàn hảo, thường thì mất khoảng một tháng cho mỗi tư thế ở giai đoạn này.
Mức trung cấp
Luyện tập bộ pháp (Jou Lian)
Ở trên là hai bước xuất hiện cho mỗi tư thế và bây giờ một bước này thêm vào. Các tư thế di chuyển được kết nối tới các tư thế trước đó trong trình tự huấn luyện. Một thức mới được học bắt đầu lại với tập luyện đơn thức. Trong khi bước bộ, điều cần nhấn mạnh là phải nắm được sự chuyển tiếp trôi chảy giữa các tư thế trong khi vẫn phải giữ được sự chính xác và các yếu lĩnh đã được học khi tập luyện các thức. Toàn bộ quá trình được lặp đi lặp lại đến khi toàn bộ Tẩu giá hay trình tự bước bộ còn được biết đến như là một chuẩn mẫu được học. Sự kết nối của các thức cũ và mới thường không được trơn tru lắm tại điểm đầu và phải thực hành nhiều để động tác trở nên liền lạc, trôi chảy. Từ đầu đến cuối mỗi động tác, cần phải giữ cho tư thế được thư thái, dùng lực nhất quán, không mạnh quá, không yếu quá, không giật cục lúc mạnh lúc nhẹ.
Đôi khi các thức nào đó có vị trí vô cùng quan trọng khi chúng kết nối trong một chuỗi với các thức khác. Với sự kết hợp của hai hay ba thức, chúng ta sẽ có sự hiểu biết sâu hơn cách mà chúng làm việc với nhau trong một chuỗi các động tác. Sự chuyển hóa của hạ bàn, từ chân nọ sang chân kia cũng vô cùng quan trọng như là sự ổn định và tính linh hoạt trong chuyển động và đôi khi điều này cần được sư phụ chỉ điểm đảm bảo rằng tất cả các yếu lĩnh đều thực hiện đúng.
Thao quyền
Thao quyền xuất hiện xuyên suốt trong quá trình luyện tập, từ nhập môn cho đến bậc cao nhất. Ban đầu tập luyện theo kiểu trung giá, và ở mức cao cấp có khoái giá, giá chậm, giá cao và đại giá. Các phương pháp này có nguồn gốc từ Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu.
Trung giá (giá trung bình)
Sau khi đã học toàn bộ quá trình, đây là lúc thực hành được giới hạn ở độ cao trung bình của các tư thế được học lúc ban đầu. Mục tiêu là để đào tạo cao hơn các yếu lĩnh và chuỗi các động tác cũng như là cải thiện di chuyển hạ bàn. Đây là lúc giúp cho cơ thể xây dựng, phát triển và vận dụng các sức mạng bên trong cũng như tập trung vào các tư thế và chuyển hóa năng lượng.
Khoái giá (giá nhanh)
Giai đoạn tiếp theo của luyện tập quyền là nâng cao tốc độ của tư thế và chuyển từ bước chính tĩnh sang các bước động cho một vài kỹ thuật, các yếu lĩnh vẫn phải giữ nguyên bất chấp việc gia tăng tốc độ, các tư thế trong giai đoạn này cũng thấp hơn độ cao trung bình (tham khảo trung giá). Sự linh hoạt là mục tiêu chính của cấp độ luyện tập này, chân bám rễ xuống đất không có nghĩa là chết hay dán vào mặt đất mà là sự vững chãi ổn định trong di chuyển. Dòng chảy là rất quan trọng trong giai đoạn này của chuyển động như nó được dễ dàng bị mất khi thực hiện các động tác ở tốc độ.
Một ví dụ của một bộ quyền được luyện tập ở giai đoạn này là Thái cực trường quyền của Dương Trừng Phủ. Các trình tự khác nhau đôi chút so với bình thường nhưng hầu hết các kỹ thuật vẫn giữ nguyên. Loại luyện tập này định hướng chiến đấu nhiều hơn mặc dù vẫn tập trung vào sự trôi chảy, sự thay đổi và sử dụng năng lượng thay vì các cho các ứng dụng cố định, nó trợ giúp trong các ứng dụng không theo khuôn mẫu. Ở giai đoạn này thường được gọi là giá nhanh.
Giá thấp
Sau khi tăng cường được sự vững chãi, linh hoạt và tốc độ mà không mất đi các yếu lĩnh nghĩa là đã tập tốt Thái cực quyền, cấp độ tiếp theo là luyện tập độ bền và sự liên kết thích hợp ở độ cao thấp. Ở đây tốc độ gần chậm như giá trung bình nhưng tư thế được thực hiện rất thấp với đầu gối song song với mặt đất và thậm chí thấp hơn sau đó. Khi hạ thấp chiều cao, không được làm mất đi sự yếu lĩnh mà các tư thế có thể giữ được kết cấu với việc dùng sức lực ít nhất. Sự tiến triển tới cấp độ này cần phải từ từ và không vội vã, gấp rút có thể gây ra nhiều thói quen rất xấu dẫn đến sự mất mát những lợi ích học được trước đó.
Dương Thiếu Hầu và Dương Ban Hầu thường cho các học trò tập luyện dưới một loại bàn cao là loại bàn được sử dụng trong bếp cho việc chuẩn bị thức ăn. Mỗi người đều không được mất đi sự linh động và kết cấu chính xác thậm chí ngay cả ở độ cao thấp. Nó còn để tập luyện sự mềm dẻo của thân pháp và xây dựng các cơ bắp và cơ cấu để phát lực mạnh và bùng nổ. Nhưng người ta phải ghi nhớ rằng mục tiêu của Thái cực quyền không phải là dùng nhiều sức, mà là làm thế nào để đánh bại một lực lớn với một lực ít hơn. Các hình thức ở mức độ đào tạo này được gọi là giá thấp.
Cao Giá (giá cao)
Hạ bàn tốt không dựa trên một tư thế thấp mà là kết nối tốt từ tâm của trọng lực cơ thể xuống mặt đất phải tốt, vì thế bất kỳ lực nào tác dụng trên khối lượng đều được hướng xuống dưới thông qua các kết nối với mặt đất thông qua các chân. Ngoài ra kỹ thuật có thể được tinh luyện để có được hiệu quả tương tự với chuyển động ít nhất. Sự kết hợp của hai yêu cầu cho phép tăng mức độ huấn luyện, làm cho hạ bàn nhanh nhẹn và kỹ thuật hiệu quả là những mục tiêu của luyện tập. Sau khi luyện tập kết nối hạ bàn và ổn định trong giá thấp, mức độ tiếp theo của luyện tập là áp dụng điều này với sự tinh tế. Ở đây sức mạnh được tinh luyện cho đến khi nó có thể được tập trung và phát đến một điểm, hay bất kỳ điểm nào trên cơ thể.
Luyện tập Giá cao cũng được thấy trong các dòng dõi Võ Vũ Tương trong đó đứng cao hơn và những chuyển động nhỏ hơn và nhiều hơn và súc tích hơn. Yang Zheng Ji con trai Dương Trừng tập luyện quyền của mình theo kiểu giá cao. Do đặc tính đứng cao, hình thức ở mức độ huấn luyện được gọi là giá cao (gao jia).
Đại giá
Sau khi cải tiến kỹ thuật để việc dùng sức và chuyển động ít nhất là yêu cầu để có được hiệu quả, quyền một lần nữa mở rộng ra cỡ của giá trung bình, với các chuyển động lớn và bước ổn định.
Tại sao như vậy? Mặc dù bên ngoài, luyện tập hai giá xuất hiện nhiều như nhau, ở mức độ luyện tập này, từng phần của chuyển động chứa bên trong nó là một kỹ thuật. Liệu nó có nghĩa là một trong hai giá nên được ý thức ứng dụng cụ thể trong suốt quá trình luyện tập? Không, điều này là bởi vì những gì được đào tạo là quá trình chuyển đổi năng lượng thành năng lượng đối lập, vì vậy chỉ có sự chuyển động của năng lượng được thưởng thức.
Trong một dạng tấn công bất kỳ, nó là sức mạnh đằng sau tay, chân dùng để tấn công hay sự triển khai, đó mới là lực lượng đáng kể, Thái cực quyền vận dụng chúng thay vì chỉ đơn thuần là chân tay hoặc sự triển khai. Một sự hiểu biết bằng cách nào sức mạnh được ứng dụng trong việc chống lại năng lượng tấn công đã được xây dựng qua tất cả các kiểu giá khác nhau trong tập luyện. Vì vậy, ở mức độ đào tạo, việc chuyển đổi năng lượng thông qua các kỹ thuật này là rất có ý nghĩa. Đây là ý nghĩa của bàn chân, inches, hàng trăm hàng nghìn phần ttrong Thái cực quyền.
Dương Trừng Phủ tập quyền theo kiểu đại giá này, sức mạnh được thu liễm vào bên trong. Bằng việc kiểm soát nó ông không bao giờ bị đánh bại. Hầu hết người tập Dương gia đều tập theo đại giá (trong thực tế chỉ tập theo trung giá vì quyền thuật của Dương Kiện Hầu chỉ là sự mở rộng) của Dương Trừng Phủ và từ từ tìm cách tinh chỉnh sự hiểu biết về năng lượng bên trong thức để chỉ một nơi mà mỗi một phần của kĩ thuật có ý nghĩa. Vì đây là những chuyển động rộng rãi, thoáng đạt trong quyền của Dương Trừng Phủ, nên nó được gọi là đại giá (da jia).
Bậc Cao trung
Đẩy tay hoặc thôi thủ
Đây là giai đoạn để kình trong các thức được chia nhỏ, tách bạch, nghiên cứu và phân tích một cách chi tiết. Ở mức đầu tiên của đẩy tay, 4 trong 8 loại kình đầu tiên của Thái cực quyền (còn được gọi là 4 loại thực kình đầu tiên của 4 tư thế trong 13 tư thế(1) được học), là Bằng kình, Lý kình, tê kình, Án kình. Chúng sẽ được nghiên cứu về các đặc điểm cụ thể, ứng dụng, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng. Ngoài ra ở đây còn tách bạch và nghiên cứu ưu điểm và nhược điểm, hai trong số 5 bước trong số 13 tư thế.
13 tư thế: còn gọi là Thập Tam Thế hàm chứa quan niệm Ngũ Hành Bát Quái ở trong. Ngũ Hành là: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, được ví với năm loại bộ pháp. Bát Quái là: Càn, Khôn, Khãm, Ly, Chấn, Ðoài, Cãn, được ví với tám loại thủ pháp của TCQ.
Năm hình thức bộ pháp của TCQ là: tiền tấn, hậu thối, tả cố, hữu phán và trung định.
Dụng pháp của tay có tám loại: là bằng, lý, tê, án, thái, liệt, trửu, kháo, phân phối cho tám hướng: Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông Bắc, Tây Bắc, Ðông Nam, Tây Nam. Bát phương này và ngũ bộ nói trên hợp lại gọi là Thập Tam Thế
Ở giai đoạn này, kiến thức về thực kình trong Thái cực quyền chuẩn bị cho họ chuyển đổi cuối cùng thành vô hình vô pháp (không có hình dáng rõ rệt) nơi mà các kỹ thuật không còn giới hạn ở những gì được học theo dạng chuẩn và là nơi kình cũng như các ứng dụng chính xác của chúng thông qua các phản ứng thích hợp không giới hạn các kỹ thuật cố định.
Bắt đầu từ bước chân cố định, đơn thủ và sau đó cả hai tay phối hợp nó phát triển thành bước di chuyển. Thực hành này được tập trung xung quanh kình đang được học và sự chuyển động giới hạn tới và lui. Mặc dù bài tập ban đầu là vũ đạo, quan điểm không phải là để làm cho vũ đạo trơn tru mà để tìm hiểu mỗi của kình làm việc với nhau như thế nào, và vì vậy các kỹ thuật cần được thực hiện một cách chân phương và sự nhạy cảm và hiểu biết của mỗi kình so với trung tâm của người khác là một mục tiêu quan trọng trong thực hành.
Đại lý
Đây là kiểu đẩy tay ở trình độ cao. Có 4 kiểu kình tiếp theo trong số 13 tư thế được tách bạch, nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu, đó là Thái kình, liệt kình, trửu kình, kháo kình. Chúng còn được nghiên cứu một cách cụ thể về đặc điểm và tác động qua lại với nhau và với bốn loại kình đầu tiên trong số 13 tư thế. Còn lại 3 bộ trong ngũ bộ trong số 13 tư thế, tả cố, hữu phán và trung định được tách bạch và nghiên cứu. Tất cả chúng với cùng mục tiêu như trên.
Đại lý được học đầu tiên với các bước vũ bộ và theo một đường cong với bước rộng và sau đó là luyện tập trong một dòng với bước nhỏ liên quan. Cuối cùng nó được thực hiện một cách tự do với kình quán thông tự do. Ở giai đoạn sau đó tất cả tám loại kình và năm hướng bước bộ được tự do luyện tập trong kiểu đẩy tay tự do. Luyện tập này chuẩn bị người tập luyện tập tán thủ đó là việc áp dụng tất cả những gì đã được học cho đến nay trong một tình huống chiến đấu.
Cao cấp
Tán thủ
Có hai phương pháp luyện tập tán thủ, một là từ Dương Ban Hầu và phương pháp kia của Dương Trừng Phủ. Chúng ta sẽ xem xét cả 2 phương án ở bên dưới. Cả hai đều có mục đích để đạt được mục tiêu cuối cùng là không theo chương pháp và từng ứng dụng thích hợp với mỗi trường hợp bất kỳ với hiệu quả cao nhất ứng dụng nguyên lý của Thái cực quyền.
Phương pháp luyện tập Tán thủ số 1
Tán thủ cố định
Khi kình đã được hiểu và ứng dụng chúng tinh tế, tiếp theo là luyện tập chúng trong các tư thế được giới thiệu theo kiểu cố định là kỹ thuật theo hình thức đọ sức với nhau, điều này cho hiểu biết thêm một khía cạnh mới và sự tinh thuần của kỹ thuật vì sự hiểu biết sâu sắc hơn về chính yếu tố và kình làm cho nó hiệu quả, và cũng bởi vì chúng được sử dụng trong ứng dụng giả chiến đấu. Đẩy tay nên được hiểu là chỉ tập thực hành khi cố định và không cố định, do đó phong cách đẩy tay tự do không giống như phong cách tự do Tán thủ.
Tán thủ cố định được học theo từng cặp tại một thời điểm và cuối cùng có thể được liên kết để hình thành một cặp đối luyện. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là tình huống rất thực tế được thực hành, bao gồm phá vỡ liên hệ, tiếp cận, thời gian và góc độ. Việc luyện tập mặc dù đơn giản là để đạt được một lợi thế hơn đối thủ nhưng mục tiêu không phải là thắng hay thua, mà là để luyện tập cho mỗi người. Nó cũng cùng mục đích như luyện tập đẩy tay.
Phương pháp luyện tập 2:
Tán thôi thủ – thôi thủ tự do – San Tui Shou
San Tui Shou là các kỹ thuật tán thủ theo phong cách biểu diễn đẩy tay tự do, từng bước tiến tới phong cách tán thủ tự do với các kỹ thuật của tán thủ cố định. Phong cách tán thủ tự do với các kỹ thuật cố định là sự tương tác tự do của kỹ thuật tán thủ học trong giai đoạn này mà vẫn còn để trong repetoire dạy. Sau này tiến tới phong cách tự do san shou.
Tán thủ tự do
Đây là kỹ thuật bắt nguồn từ Tán thủ cố định và San Tui Shou, được luyện tập theo kiểu không theo thứ tự, chương pháp, phát triển để nhấn mạnh hành động thích hợp, phù hợp với tình hình ngẫu nhiên ngay cả khi hành động đó không phải là một kỹ thuật tiêu chuẩn. Ở đây, sự vận dụng tự do của những ảnh hưởng của kình thực sự có thể đạt được gần như khi chiến đấu thực tế nhưng không có mục đích làm thương tổn. Kinh nghiệm được xây dựng ở đây và ứng dụng không theo khuôn mẫu của vũ kỹ được phát triển.
Luyện tập với vũ khí
Thông thường, tập luyện với vũ khí chỉ được học sau khi hoàn thành ở bộ đầu tiên (trung giá), đẩy tay và tán thủ. Dương gia Thái cực quyền có 3 loại vũ khí: kiếm 2 lưỡi, đao và thương. Bài tập với vũ khí cũng tương tự như bài tập tay không, khi hai người đối luyện, vũ khígiống như bán dính vào nhau.