《认识太极拳十三篇》
Nguồn: Internet
Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân
Chương I: Thái cực quyền giả
Có bạn hữu hỏi, cuối cùng thì thế nào là Thái cực quyền chân chính? Luyện đến trình độ nào mới được coi là biết Thái cực quyền, mới coi là hiểu Thái cực quyền? Con đường học Thái cực quyền nào là tốt nhất?
Tôi cho rằng luyện tập Thái cực quyền là quá trình từ giả đến chân!
Trong thời kỳ ban đầu, động tác gọi là Thái cực quyền, nhất định là Thái cực quyền giả; Biết một bài Thái cực quyền, nói rằng mình biết Thái cực quyền, thì nhất định là Thái cực quyền giả; Biết Thái cực quyền sáo lộ tiêu chuẩn quốc tế, nói rằng mình biết Thái cực quyền, thì cũng nhất định là Thái cực quyền giả;
Thái cực quyền chân chính, không phải là động tác của Thái cực quyền, không phải là sáo lộ Thái cực quyền, nó không phải ở động tác, cũng không phải tại sáo lộ, nó là một loại năng lực!
Thái cực quyền là một loại năng lực thích ứng và biến hóa, năng lực CHUYỂN HOÁN ÂM DƯƠNG và năng lực XÁ KỶ TÒNG NHÂN!
Người luyện tập Thái cực quyền mà có đầy đủ các năng lực này là người chân chính biết Thái cực quyền!
Luyện tập Thái cực quyền là quá trình từ giả đến chân.
Chúng ta thông qua luyện tập động tác, sáo lộ của Thái cực quyền, dần dần nâng cao trình độ, hoàn thiện năng lực THÍCH ỨNG và BIẾN HÓA; hiểu ĐẠO LÝ ÂM DƯƠNG CHUYỂN HOÁN, tự mình cảm thụ TÂM CẢNH KHOAN KHÁI; từ đó hình thành hành tập quán XÁ KỶ TÒNG NHÂN, như vậy dần dần tiến nhập vào Thái cực quyền!
Lúc này, trong quá trình nhất thiết từng bước, nói rằng mình tập là Thái cực quyền, đều là Thái cực quyền giả! Khi tự mình chân chính cảm ngộ được những năng lực nói trên, mới là chân chính luyện tập Thái cực quyền!
Thái cực quyền nhất hữu toàn hữu, nhất vô toàn vô, không có đường tắt, cảm ngộ từ giả đến chân là kết thúc!
Tuần hoàn vô thủy, biến hóa vô đoan, khinh khinh tùng tùng, tự nhiên nhi năng!
Chương II: nhất – nhị – tam – tứ – ngũ – lục – thất – bát – cửu – thập trong Thái cực quyền
Luyện tập Thái cực quyền yêu cầu động tĩnh vô thủy, biến hóa vô đoan, hư hư thật thật, tự nhiên nhi nhiên. Nhưng luyện tập không phải là phục chế văn kiện, nhất định cần tiệm tiến và lặp lại! Tôi đem quá trình quy nạp thành: tòng vô đáo hữu, tự hữu nhi vô, vô trung sinh hữu, hữu phục hoàn vô, vô vi nhập đạo.
Trong quá trình này, chúng ta tham cầu chỉnh hợp hoàn mĩ ý – khí – thần – hình – lực – pháp! Để đạt tới sự hoàn mĩ này không có đường tắt, phương pháp duy nhất chính là dưới sự chỉ đạo chính xác của lí luận, kiên trì không ngừng luyện tập!
Cần nhận thức đầy đủ nhất – nhị – tam – tứ – ngũ – lục – thất – bát – cửu – thập trong Thái cực quyền. Thái cực quyền là một hệ thống khái niệm nhất – nhị – tam – tứ – ngũ – lục – thất – bát – cửu – thập, giúp chúng ta nắm bắt, lí giải và luyện tập Thái cực quyền tốt hơn.
- Nhất: nhất thân trung chính, nhất tâm thanh tĩnh, bão nguyên thủ nhất, nhất khí a thành – đó là những nguyên tắc căn bản trong Thái cực quyền. Từ những nguyên tắc này cần lý giải hàm nghĩa.
- Nhị: âm dương nhị thế, trong quá trình luyện tập, sự biến hóa của thủ nhãn thân bộ, hình thành kết cấu khác nhau, suy cho cùng không ngoài âm dương nhị thế;
- Tam: trong quá trình âm dương nhị thế biến hóa, vận đông chỉnh thể phối hợp hình thành khái niệm tam bàn, tam tiêm, tam tiết; thực hiện được tam bàn thuận tùy, tam tiêm tề đáo, tam tiêm tương chiếu, tam tiết tâm minh! Sao khởi trung tùy căn truy, bình tĩnh nhu thuận.
- Tứ: khi nắm vững các khái niệm trên, đồng thời lí giải công dụng của tứ ngọn là chỉ (ngón tay và ngón chân), xỉ (răng), thiệt (lưỡi), phát (lông, tóc) trong quá trình tập Thái cực quyền!
- Ngũ: ngũ cung, ngũ tạng, nhất ngoại nhất nội, ngũ cung đầy đủ thì kình chỉnh, ngũ tạng tế nên thần an.
- Lục: Nhũng khái niệm trên là một hệ thống chỉnh thể, luôn không đơn thuần, như vậy mới có thể động tĩnh biến hóa, hư thật tự nhiên. Đó là lục hợp chỉnh kình. Tam tiêm tương chiếu hình thành ngoại tam hợp, ý, khí, lực biểu hiện tại tam tiêm tề đáo hình thành nội tam hợp, tiến tới lí giải trạng thái điều hòa lục phủ, đó là toàn bộ yêu cầu của lục hợp chỉnh kình.
- Thất: Cuối cùng hoàn thành ý, khí, thần, hình, lực, pháp toàn diện thống nhất. Đạt tới thất khổng không linh. Chỉ có như vậy tự thân thất tinh mới có thể quy vị. Thất tinh: đầu, kiên, trửu, thủ, khố, tất, cước; chúng tuân theo bát phương kình lộ, cửu cung chuyển hoán và thập đại yếu lĩnh.
- Bát: Bát phương kình lộ, thuyết pháp tuy bất đồng nhưng đạo lí thống nhất. Trong lí thuyết Thái cực quyền là bằng, loát, tễ, án, thải, liệt, trửu, kháo; trong bát quái quyền lí thuyết là thôi, thác, đái, lĩnh, bàn, khấu, lan, tiệt; trong hình ý quyền lí thuyết là trảm, tiệt, khỏa, khố, thiêu, đính, vân, lĩnh.
- Cửu: Cửu cung: tiền, hậu, tả, hữu, trung, tại cố, phán, tiến, thối. Ứng với đông, nam, tây, bắc, trung, đông nam, tây nam, bắc tây, đông bắc.
- Thập: Thập đại yếu lĩnh bao gồm ngoại hình và nội tượng ( nhất âm nhất dương ); trước tiên ngoại hình yêu cầu: đầu yếu chính, kiên yếu bình, trửu yếu thùy, oản yếu tọa, chưởng yếu không, đồn yếu lưu, phúc yếu thu, đang yếu khỏa, hõa yếu chiết, chỉ yếu triển;
Nội tượng yêu cầu: đỉnh yếu huyền, bối yếu viên, yêu yếu hoạt, khí yếu trầm, ý yếu thủ, tiêm yếu đối, hình yếu hợp, thần yếu liễm, tâm yếu không, kình yếu biến.
Nhất – nhị – tam – tứ – ngũ – lục – thất – bát – cửu – thập của Thái cực quyền giống như chúng ta xây căn nhà gồm bê tông, cốt thép, gạch ngói, cửa…, nếu thiếu một phần sẽ không thành ngôi nhà! Ngôi nhà tốt cần các yếu tó này.
Bởi vậy chúng ta cần nhận thức chính xác quá trình “tòng vô đáo hữu, tự hữu nhi vô, vô trung sinh hữu, hữu phục hoàn vô, vô vi nhập đạo”. Khi tự mình chân chính nhận thức được các khái niệm chỉnh thể hữu cơ nhất – nhị – tam – tứ – ngũ – lục – thất – bát – cửu – thập của Thái cực quyền, mới có thể chân chính tiến nhập cảnh giới thái cực “động tĩnh vô thủy, biến hóa vô đoan, hư hư thật thật, tự nhiên nhi nhiên”.