fbpx

Chuyện xưa Nội gia quyền – Trung hoa Võ sĩ hội

Chuyện xưa Nội gia quyền thập tam

Trung hoa Võ sĩ hội cựu văn

Nguồn: Internet

Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân

Khi Trung hoa Võ sĩ hội mới thành lập, có nhiều người của các môn phái như Thái cực Lý Thụy Đông, Bát cực Lý Thư Văn, Hoắc Điện Các, Mã Phượng Đồ, Thông bối Trương Sách, Hình ý Lý Tồn Nghĩa, Hác Ân Quang, Lý Ngọc Lâm, Bát quái Trương Chiêm Khôi, Hàn Mộ Hiệp… Về sau phái tính nổi lên, Võ sĩ hội trở thành thiên địa của Hình ý Bát quái, do Lý Tồn Nghĩa lĩnh đạo, nhân tâm nội bộ của Võ sĩ hội được chỉnh tề do ảnh hưởng của Lý Tồn Nghĩa trong xã hội rất lớn. Về sau, Lý Tồn Nghĩa được Mã Lương mời đến Sơn đông. Do tuổi cao, đấu võ tại Sơn đông bị ngã. Trở về Thiên tân thì bị bệnh, lúc này Lý Tồn Nghĩa bàn giao Võ sĩ hội cho Định Hưng, Tam Lý, không lâu sau thì mất. Tam Lý công phu tốt, nhưng tính cánh không tốt, không được mọi người tôn trọng. Ngoài ra, Trương Chiêm Khôi cũng có cách nghĩ khác, nên Võ sĩ hội tan rã, danh tồn thực vong. Về sau, Quốc thuật quán hưng khởi, nguyên do một số người của Võ sĩ hội đều đến Quốc thuật quán như Hoàng Bách Niên, Mã Ngọc Đường, Khương Dung Tiều… Lý Tồn Nghĩa là võ thuật gia nổi tiếng toàn quốc, ảnh hưởng rất lớn, đào tạo nhiều nhân tài, là người không thể thay thế trong Võ sĩ hội. Trong Tam Lý lão nhị Lý Văn Đình cùng Phó Kiếm Thu, Hoàng Bách Niên, Mã Ngọc Đường công phu đều xuất chúng. Những người như Quách Hán Chi, Lý Vân Biểu, Lý Vân Sơn, Khương Ngọc Hòa… tuy danh khí ít hơn, nhưng đều có công phu.

Bao Bất Đồng kể:

Lý Tồn Nghĩa tiên sinh ngoài dạy rất nhiều đệ tử, còn viết sách lập thuyết, truyền bá Hình ý quyền rộng rãi, như “Ngũ hành, liên hoàn quyền phổ hợp bích”, « Bát tự công phổ », ”Hình ý chân thuyên”… Nhưng đều chưa chính thức xuất bản, lưu truyền theo hình thức bản khắc mộc hoặc bản viết tay. Lý tiên sinh văn hóa không cao, nhưng có thể viết. Ngoài chỉ đạo bản môn đệ tử, các tiên sinh như Tôn Lộc Đường, Khương Dung Tiều… đều thụ ích từ Lý. Hiểu Tú Sinh cũng theo học Lý tiên sinh, về sau lại bái Tống Hổ Thần làm thầy, cho nên Hình ý quyền ông ta được truyền là: “Hình đồng Hà bắc, kình nãi Tống môn”, biệt cụ nhất cách, tại Thái nguyên có ảnh hưởng lớn, đệ tử Lý Quế Xương hiện gần 90 tuổi nhưng không ngừng tu tập.

Quách Hán Chi nhập môn tương đối muộn, về sau lại theo võ lâm đại ẩn Lương Hưng Hoa tiên sinh tập Hình ý quyền, Quách Hán Chi không nói rõ nguồn gốc nhưng rất tôn sùng ông ta…

Lý Tồn Nghĩa tiên sinh nghĩa khí hơn người, ông ta có thể thu phục người, rất nhiều người nể trọng ông ta, không chỉ vì võ công hơn người, mà còn vì nhân cách của ông. Ông ta dẫn dắt học sinh từng bước, ông ta không chỉ biết luyện mà còn biết dạy – là rất hiếm. Tôi cũng nghe nói ông ta bị ngã, tình huống cụ thể không rõ ràng, nhưng thắng bại là binh gia thường sự. Năm 1921 Lý tiên sinh mất, thọ 74 tuổi.

Cố kiên kể:

Lý Tồn Nghĩa là tại Sơn đông Tể nam cùng Tra quyền Dương Hồng Tu đấu võ thất thế. Khi ấy tuổi của họ Lý đã gần 70, họ Dương hơn 40, tuổi của 02 người cách biệt quá lớn, thể lực cũng khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *