Đổng Anh Kiệt nói về luyện tập Thái cực quyền
Sưu tầm và biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân
Sư phụ Đổng Anh Kiệt – 董英杰 (1897 – 1961), là đệ tử của Dương Trừng Phủ. Ông là Thái cực quyền sư nổi tiếng và là người có ảnh hưởng lớn trong giới Thái cực quyền.
- Thái cực là gì?
Đổng tiên sinh nói: “Đạo kinh viết nhất âm nhất dương vị chi (gọi là) đạo – Thái cực tức âm dương. Do đó người luyện Thái cực quyền, mỗi động tác đều cần chú ý một âm một dương, một hư một thực”.
- Thái cực quyền là gì?
Đổng tiên sinh nói: “Thái cực quyền vốn là nội công của Vũ đang”. “Thái cực thập tam thế, vốn là công phu đạo dẫn. Đạo dẫn là đạo dẫn khí huyết.” “Thập tam thế vĩnh viễn không ngừng, nên gọi là Trường quyền, dù khai triển hay thu liễm, đều không rời Thái cực.”
Đổng Anh Kiệt tiên sinh cho rằng, Thái cực quyền là một loại thuật đạo dẫn cổ đại của nước ta (TQ), vận động vũ thuật thuộc loại luyện pháp của Võ đang. Loại quyền này lấy “Thập tam thế” (gồm bằng, loát, tễ, án, thải, liệt, trửu, kháo, tiền tiến, hậu thối, tả cố, hữu phán, trung định), cấu thành thế quyền và sáo lộ. Khi luyện như hành vân lưu thủy, liên miên bất đoạn. Do đó thời cổ gọi nó là Trường quyền. Về phong cách luyện, có thể luyện đại giá tử, thư triển khai khoát một chút; cũng có thể luyện tiểu giá tử, tiểu xảo chặt chẽ một chút. Nhưng vô luận thế nào, trong luyện tập, mỗi động tác đều cần chú ý tới đặc điểm nhất âm nhất dương, nhất hư nhất thực. Đó mới là Thái cực quyền.
- Thái cực quyền ảo diệu thế nào?
Đổng tiên sinh nói: “Luyện quyền với đối địch, không ngoài nhất hư nhất thực. Hư có thể thực, thực lại có thể hư, người không biết ta, chỉ có ta biết người, ảo diệu ở trong đó. Toàn bộ tinh hoa ảo diệu của Thái cực quyền đều tại diệu dụng của hai chữ hư thực. Từ phương diện luyện quyền, hư thực của bộ chi, hư thực của vai,chỏ, chưởng, chỉ, biến hóa của thân hình chuyển hoán, đều hàm hư thực, nơi nơi phân thanh, tự nhiên vận dụng tự nhiên.”
Có thể thấy Đổng tiên sinh nắm vững hàm ý của hai chữ “Thái cực”, Thái cực tức âm dương, hư thực cũng ngụ trong hàm nghĩa âm dương. Quyền luận nói: “Nhất xử hữu nhất xử hư thực, xử xử tổng thử nhất hư thực.”, có thể phân thanh hư thực, hư trung hữu thực, thực trung ngụ hư, thì có thể nắm được phương pháp luyện quan trọng của Thái cực quyền. Đương nhiên, cần đạt tới hư thực phân thanh, nắm vững biến hóa hư thực, không phải chỉ đơn giản ở bề ngoài, mà cần thông qua trường kì luyện tập mới có thể luyện được chân công phu.
Đổng tiên sinh nói: “Hiểu chữ nghĩa dễ, luyện công phu khó”.
“Luyện quyền không rời tùng kiên trụy trửu, khí trầm đan điền, vĩ lư trung chính, hư linh đỉnh kình.”
(1), tùng kiên trụy trửu: tùng kiên, vai không dụng lực. Trụy trửu, trửu không dụng áp lực xuống, đầu trửu chuyển hạ mà thôi.
(2), khí trầm đan điền: khi hô khí hấp khí bụng dưới một súc một trướng.
(3), hàm hung bạt bối: không tạo thành cong eo gù lưng, theo nguyên tắc “Vĩ lư trung chính” để chỉnh sửa. Hàm hung là ngực vi vi tùng động, lưng tự nhiên bạt khởi; ngực không chỉ cần tùng, càng cần khai hợp bên trong.
(4), hư linh đỉnh kình: luyện quyền cần chậm rãi, đều đặn, để tránh việc theo hình mà mất tinh, cho nên lại cần “hư linh đỉnh kình”, “đề khởi tinh thần”, để phụ trợ, khiến người luyện Thái cực quyền được hoàn bị mọi mặt.
- Luyện pháp Thái cực quyền như thế nào?
Đổng tiên sinh nói: “Thái cực luyện pháp, dĩ tâm hành khí, bất dụng trọc lực, thuần nhậm tự nhiên; cân cốt không bị khổ, cơ bắp không bị mệt. Bất dụng lực làm sao có lực? Thái cực luyện công, trầm kiên trụy trửu, khí trầm đan điền. Khí có thể nhập đan điền, đan điền là tổng cơ quan của khí, từ đó tới tứ chi bách hài, khí chu lưu toàn thân, ý đến khí đến, luyện tới địa vị này, thì không thể hạn lượng. Tiên sư nói “Cực nhu nhuyễn nhiên hậu cực kiên cương”, là vậy đó.
- Luyện Thái cực quyền nên hô hấp thế nào?
Đổng tiên sinh nói: “Khi luyện tập, nên hô hấp tự nhiên, không nên miễn cưỡng hô hấp sâu. Khi công phu thuần thục, có thể điều chỉnh hô hấp, kẻo có hại”.
- Công phu Thái cực quyền nay không như xưa, có thất truyền không?
Đổng tiên sinh: “Có người nói, công phu Thái cực quyền có một bộ phận thất truyền. Nói vậy không đúng. Nếu tận tâm nghiên cứu, tất có thể đạt toàn thể đại dụng, nhưng cần bền chí và chăm chỉ”. “Thứ nhất cần chăm, thứ nhì cần ngộ. Công phu thế nào là trí tuệ như thế, cần năng bổ khuyết, tự mình cố gắng.” “Người xưa công phu giỏi, người nay lí luận giỏi, thực tại lí luận nhiều, công phu không chuyên, nên ít tiến bộ.” “Người học cần tôn sư trọng đạo, ân cần sư phụ, cảm động sư phụ tất tận tâm giáo đạo, Trung quốc nhân tình như vậy, không thể không chú ý. Tuy lý thế tục, người muốn học chân công phu, càng cần chú ý”.
“Phương pháp đối địch của Thái cực rất thâm diệu, không đạt được công phu thì không thể dụng, nay mọi người chỉ luyện bì mao (da lông), không chuyên cần luyện tập, không tìm học minh sư, bạn giỏi, thế mà nói Thái cực bất năng dụng, không nên trách người thầy không dạy.”
- Dương thị Thái cực quyền có bao nhiêu loại sáo lộ, bất đồng luyện pháp?
Đổng tiên sinh nói: “Bên ngoài nói rằng Dương thị Thái cực quyền có đại, trung, tiểu – tam sáo giá tử, thực ra chỉ có một bài. Luyện thuần thục xong, do thuần thục mà hóa, hoặc cao hoặc thấp, hoặc khoái hoặc mạn, tùy tâm sở dục. Từng thấy quyền của Triệu Lâm tiên sinh, con của Phượng Hậu tiên sinh, hệ Dương Ban Hậu tiên sinh thân thụ, là hệ giá tử ngắn gọn, đánh không nhanh không chậm. Trừng Phủ tiên sinh (con trai của Dương Kiện Hậu, đường huynh đệ của Triệu Lâm tiên sinh) nhu miên mà chậm. Thiểu Hậu tiên sinh (anh của Trừng Phủ tiên sinh) thì nhanh gọn. Tôi tập hợp ý của ba vị tiên sinh, thu liễm mà bất tốc bất trì, sau khi thành công, tùy tâm sở biến. Nhưng người mới học không phù hợp với tam giá.”
Đây là kinh nghiệm của tôi, đối với việc nghiên cứu Thái cực quyền học rất có giá trị, thuyết minh cùng một lưu phái quyền thuật, có thể có phong cách diễn luyện khác nhau. Tuy nhiên đối với người sơ học, luyện thế quyền khai triển đại phương, nhu miên, hòa hoãn là phù hợp nhất.
- Quyền luận viết: “Tiên cầu khai triển, hậu cầu khẩn thấu, nãi khả trăn vu chẩn mật hĩ” là ý gì? Lý giải thế nào?
Đổng tiên sinh nói: “Khai triển là lớn, giúp lỏng cơ bắp. Sơ học luyện quyền trước tiên cầu tư thế khai đại, do vậy nên thư cân hoạt huyết, dễ dàng biến cơ thể nhu nhược thành khỏe mạnh. Khỏe mạnh rồi, nghiên cứu cân cốt nhục hợp nhất, nội hữu tinh thần tương tụ, gọi là khẩn thấu. Nội ngoại kiêm tu, tiến hành động tĩnh biến hóa, tự khai triển mà đạt khẩn thấu, thân thể cường tráng mà sử dụng được toàn vẹn, đạt tới mật cảnh. Như thuyết quyền đại luyện, tiểu luyện thì ngộ vậy.”
- Có người đối với “khai triển” và “khẩn thấu” cho rằng tập quyền trước tiên cần khai triển, đem quyền thế càng luyện càng nhỏ, đến khi “hữu quyển chi ý vô quyển chi hình”.
Đổng tiên sinh cho rằng họ sai lầm. Ông cho rằng “khai triển” chỉ ngoại, “khẩn thấu” nói về nội, “khai triển” là vấn đề giá tử, “khẩn thấu” là vấn đề tinh thần. Khai triển đến khẩn thấu là tiến trình học tập, dùng ngôn ngữ hiện tại mà nói là phân giai đoạn học tập. Khai triển là giai đoạn thứ nhất, đáp giá tử (thôi thủ), cần giá thế chính ổn liên quán, thư triển tùng nhu. Khẩn thấu là giai đoạn thứ hai, dĩ ý đạo động, động tác, hô hấp, ý thức ba phần kết hợp chặt chẽ, động tĩnh tương kiêm. Giả như nói “khẩn thấu” là giá tử càng luyện càng nhỏ, thẳng tới “hữu quyển chi ý vô quyển chi hình”, là không thực tế. Luyện giá tử thế nào mà “vô quyển chi hình”? “Vô hình” thì làm thế nào mà thành được giá tử? Chỉ có ý niệm luyện quyền, thể vô hình với phép luyện tĩnh tọa hoặc tĩnh trạm khí công khác gì nhau? Giả như không tồn tại hình tròn thì chính là vô quyển, đó chính là trực tuyến, chiết tuyến vận động mà không phải chạy theo đường cong, như vậy không thể gọi là Thái cực quyền.
- Thế nào là “tiên tại tâm, hậu tại thân” ?
“Tiên tại tâm, hậu tại thân” là một câu trong “Hành công luận”. Đổng tiên sinh đối với câu này có kiến giải độc đáo. Ông nói: “Mới học đối địch chuyên dụng tâm, sợ không thể thắng, khi đã luyện thành, không cần tâm biến hóa, bản thân có thể tự ứng địch, tâm không biết thì địch đã ngã, tức là “bất tri thủ chi vũ”. Sơ học tại tâm, thành công rồi tại thân. Như sơ học tính toán, tâm tiên niệm ca quyết, tay múa thao. Khi đã thuần thục tâm không cần niệm ca quyết, tay có thể như ý – là “tiên tại tâm hậu tại thủ”, quyền lí cũng vậy.”
Đối với câu danh ngôn quyền luận này, đa số người luyện Thái cực quyền chúng ta chỉ lí giải là khi luyện giá tử, mỗi động tác, trước tiên có ý niệm (tâm) tư duy, kế đó mới thực hiện động tác. Tức lấy ý niệm dẫn đạo động tác. Nhưng Đổng tiên sinh xem nó như kinh nghiệm luyện tập kĩ kích (chiến đấu). Tức khi huấn luyện đối địch chiến đấu, sơ học cần dụng tâm tập luyện các chiêu thức công phòng, tâm sáng tỏ, khi đã luyện thuần thục, hình thành phản xạ có điều kiện, khi đó lâm trận bất luận đối phương công kích thế nào, tự mình đều có thể đối phó, đắc tâm ứng thủ, tùy cơ ứng biến. Cũng có thể nói, vận động chiến đấu trong vũ thuật khác với luyện tập sáo lộ, nhất định cần xuất phát từ thực chiến, kinh qua huấn luyện đặc thù. Điều này đối với vũ thuật hiện đại một lần nữa đi vào quá trình mới của quyền thuật chiến đấu, nó có giá trị rất cao trong chỉ đạo tư tưởng và pháp tắc huấn luyện. Những quan điểm này của Đổng tiên sinh không chỉ có giá trị đối với những người yêu thích Thái cực quyền mà còn có giá trị đối với những người luyện võ thuật chiến đấu.
10, Đổng tiên sinh trong “Kinh nghiệm đàm” nói: “Con người cũng là động vật, nên có linh cảm. Ví như ta đánh đối phương một quyền, người đó dùng tay đỡ hoặc thân tránh, quyết không thể đứng yên đợi đánh. Đề kháng là bản năng của con người.” “Một quyền đánh đi, đối phương có thể kháng có thể không, biến hóa vô định, đó là phản ứng của con người. Quyền thuật gia có 3 chữ “ổn, chuẩn, ngoan”. Đó là tôi không phát kình, phát thì không gì cản nổi. Cầu ổn, chuẩn, ngoan? Trước tiên cầu linh cảm. Cầu linh cảm thế nào? Độc giả cần theo câu của Vương Tông Nhạc tiên sinh trong “Hành động luận”, tức “bỉ bất động, dĩ bất động; kỉ vi động, kỉ tiên động”. Cần tại khi như động mà chưa động lúc ý chưa khởi hình chưa động tranh tiên thì đánh đâu thắng đó.”
Nhất thân bị ngũ cung:
Hành quyền tẩu giá trong Thái cực quyền yêu cầu “nhất thân bị ngũ cung”, nó quán xuyến quyền giá từ đầu tới cuối. Thực hiện được nhất thân bị ngũ cung, thì có thể súc phát kình xen nhau, liên miên bất đoạn. Nhất thân bị ngũ cung chỉ: thân như nhất trương cung, hai cánh tay là hai trương cung (tả hữu), hai chân là hai trương cung ( tả hữu ), ngũ cung hợp nhất, tức chỉnh thể kình của chu thân nhất gia, chỉnh thể kình này lấy cột sống làm trục, dẫn động cung tay và cung chân vận động hài hòa. Quá trình luyện quyền cần “khởi kình vu cước cân, biến hoán tại thối, hàm súc tại hung, vận động tại lưỡng trắc kiên, chủ tể vu yêu, thượng vu lưỡng bạc tương hệ, hạ vu lưỡng khố lưỡng thối tương tùy” . Chỉnh thể kình này chính là lấy lưng làm trung trục, dẫn động hai tay, hai chân tùy theo mà động, không phải chân tay vận động cục bộ. Luyện quyền cần “khởi kình vu cước cân, biến hoán tại thối, hàm súc tại hung, vận động tại lưỡng trắc kiên, chủ tể vu yêu, thượng vu lưỡng bạc tương hệ, hạ vu lưỡng khố lưỡng thối tương tùy” . Từ đầu tới cuối cần duy trì trạng thái súc phát của “cung”.
Nhất, thân cung: là lấy eo làm cung bả (hoặc cung bối), thủy chung lấy ý niệm quán xuyến huyệt Mệnh môn ở eo, yếu hư hư lĩnh, khi phát kình cần hướng sau chống (không phải là “đột yêu”, “phao yêu”). Ngọn thượng cung là Đại chùy đến chẩm cốt, ngọn hạ cung chỉ Vĩ lư, thượng hạ đối ứng đối hợp, tự nhiên phối hợp hài hòa, hoàn thành thân cung.
Nhị, hai cung tay: đầu trửu là cung bả, Kiên tỉnh và bàn tay là đầu cung, khi vận động dĩ ý lĩnh đầu trửu, đầu cung cố định, tiền hậu đối xứng. Khi phát kình, cần lấy eo “nhìn” trửu, trửu đỉnh “nhìn” tay. Do đỉnh trửu duỗi ra khiến kình lực đạt tới ngọn cung, lên tới Kiên tỉnh, xuống tới bàn tay, sản sinh “Tiền tiến chi trung tất hữu hậu xanh chi lực”. Cần “khuất trửu”? Thông quá ý tứ đem trọng lực của trửu hạ trụy, hình thành bàn tay & Kiên tỉnh tương hợp, tạo thành thủ cung.
Tam, thối cước cung: là chỉ lấy đầu gối làm cung bả, hông và bàn chân làm đầu cung. Phương thức vận động:
1, Khi nâng đùi, cung bả hướng lên trên lĩnh đề, hạ cung sảo tùy, thượng cung sảo trầm, 2, Khi đặng thối – đạp chân, cung bả duỗi lực đạt lưỡng sảo, thượng sảo chí eo hông, hạ sảo chí gót chân đạp chân, hữu nhập địa tam phân.
3, Khi tồn thối – ngồi xuống, đầu trên và đầu dưới tương hợp, tùng eo, Vĩ lư hạ trầm đem cung bả đỉnh xuất sản sinh cong gối hoàn thành cước cung.
Ngũ cung là căn bản của Thái cực quyền, nó lấy thân cung làm chủ, thủ cung và cước cung là phụ. Ngũ cung hợp nhất là căn bản của việc luyện tốt chỉnh thể kình lực trong Thái cực quyền.