fbpx

Giới thiệu sơ lược Trịnh tử Thái cực

Nguồn: http://www.ct-taichi.org.tw/m2/m.php?id=1&mid=19&m2id=24&category=y

Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân

  1. Lời đầu

Trịnh tử Thái cực  quyền là “ngũ tuyệt lão nhân” Trịnh Man Thanh đại sư, năm 1938 làm quán trưởng Quốc thuật quán của tỉnh Hồ nam. Nhằm thích ứng với nhu cầu của xã hội công thương chú trọng hiệu quả, đồng thời theo tông chỉ phát triển toàn dân vận động, từ hơn 100 thức của Dương gia lão giá, giản lược, bảo lưu tinh tủy, tinh giản thành 37 thức, có ợi cho sự phát triển. Do chỉnh thể sáo lộ thiết kế hoàn mỹ mỗi một động tác đều án chiếu quyền lý quyền pháp vận tác, hư thực phân thanh, tư thế tùng nhu, chu thân khinh linh, ưu nhã mỹ quan, dụng ý bất dụng lực, thuận hồ tự nhiên, nên thích hợp với vận động của các tầng lớp, các lứa tuổi, nam nữ lão ấu. Là pháp môn tu thân dưỡng tính, bảo kiện khư bệnh, diên niên ích thọ. Kinh qua nửa thế kỷ phát triển, hiện nay phổ cập các nơi trên thế giới và đươc hoan nghênh và hỉ ái, đồng thời năm 84 tiến nhập vận động hội, hiện được liệt vào loại Thái cực  quyền thi đấu toàn quốc, là trang sử mới của Thái cực  quyền.

  • Yếu lĩnh đặc sắc của môn quyền này phân thuật như sau:

Tùng – buông lỏng – là yêu cầu chủ yếu của Trịnh tử Thái cực  quyền, nếu không biết tùng thì lực cương ngạnh sẽ xuất hiện, khiến mọi lý luận và kỹ nghệ yếu quyết, vô pháp lạc thực, thế tất biến chất thành không giá tử, đương nhiên không thể đạt được mục đích thể dụng kiêm bị, cho nên tùng là linh hồn của Thái cực  quyền, đông thời là tối quan trọng trong luyện quyền thôi thủ.

Phương pháp tùng  cần tiến hành tuần tự, tiên do tâm ý tùng khởi, tiếp theo khai quan đạt tiết, từ oản quan tiết (cổ tay) phóng tùng, tiến tới trửu – chỏ, tí – cánh tay, kiên – vai, yêu – eo, khoa – hông, tất – gối, hõa – cor chân, dũng tuyền, cùng tứ chi, toàn thân bách hài phóng tùng. Vả lại, cần tùng thấu triệt; tùng càn càn tịnh tịnh – sạch se, không nơi nào có chút cương ngạnh, như vậy mới là chân tùng.

  • Nguồn gốc của Trịnh tử Thái cực  quyền:

Trịnh tử Thái cực  quyền là dựa vào kinh luận cổ điển và theo kết tinh kỹ nghệ của cổ nhân di lưu, đồng thời là tâm đắc mấy chục năm  nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của Trịnh đại sư, từ sáo lộ cũ rườm ra, bỏ thừa giữ tinh, tinh giảm thành 37 thế, mỗi chiêu thế đều là tinh tủy, nên luyện một lượt quyền, chỉ tới 6, 7 phút, thì có thể đạt được hiệu quả bảo kiện dưỡng sinh, khư bệnh diên niên. Do có thể thấy việc phát huy công năng của Thái cực  quyền, có thể đạt tới cực đỉnh, nhân tố không phải là giá thế nhiều hay ít, cũng không phải thời gian luyện tập dài hay ngắn, mà là tâm nhẫn nại, bền bỉ và luyện được theo lý luận và yếu quyết hay không, đây mới là trọng điểm.

  • Trịnh tử Thái cực  quyền nhấn mạnh khinh linh hoạt bát, dụng ý bất dụng lực.

1, do đó nhi đồng từ 6 tuổi có thể luyện, dưỡng thành tập quán vận động, kiến lập cơ sở kiện khang, làm phương tiện bảo kiện, chung thân hưởng dụng bất tận.

2, thanh thiếu niên khả dĩ luyện, do công năng của Thái cực  quyền không chỉ là bảo kiện và tự vệ, còn làm thay đổi khí chất, dưỡng thành mỹ đưc “khiêm cung lễ nhượng”, giảm thiểu phát sinh thích hung hăng bạo lực, khiến xã hội an ninh, hài hòa. Đương nhiên trung niên nhân luyện Thái cực  quyền cang tốt, khiến thân thể càng cường kiện, tăng trường trí tuệ thanh minh.

3, lão niên nhân khả dĩ luyện, không chỉ để bảo kiện dưỡng sinh, diên niên ích thọ, mà còn có thể duy trì thăng bằng, tránh bị ngã.

4, phụ nữ càng có thể luyện, do phụ nữ thiên tính thuộc nhu, mà Thái cực  quyền là “dĩ tùng nhu vi chủ”, khi luyện tập nhất định tiến bộ nhanh hơn nam giới, đồng thời có thể đạt hiệu quả “mỹ dung dưỡng nhan”, “thanh xuân vĩnh trú”. Sở dĩ Trịnh tử Thái cực  quyền là tiết kiệm nhất, tiết kiệm thời gian nhất, hiệu quả kiện thân tốt nhất, là môn quyền tốt nhất mọi người đều có thể luyện.

  • Ngũ, lý luận và yếu quyết:

Bình chính quân vân – cân bằng, ngay ngắn và đều đặn – là yếu quyết cơ bản của Thái cực  quyền. Như không “bình chính”, tức mất cân bằng, trọng tâm sẽ không thể ổn cố lạc thực sinh căn. Không “quân vân” hành khí thì không thể quán xuyến, đương nhiên không thể hành khí vận thân cùng khí trầm nhập cốt, liễm nhập tích cốt. Cho nên khi luyện tập, cần nắm vững yếu quyết “bình chính quân vân”, nếu không sẽ không thể luyện được quyền nghệ cao chuẩn, đó là tất nhiên.

(nhất) bình chính tất tu cần bắt đầu thực hiện từ nội tâm

1, tâm yếu bình: Tâm bình thì khí hòa, tự nhiên có thể đạt tùng trầm hư tịnh, hành khí sướng thuận, khí trầm đan điền, huyết mạch hòa thuận khiến thân tâm kiện khang, đạt được ích lợi diên niên ích thọ. Nếu như tâm không thể bình, tức tâm phù khí táo, huyết mạch phẫn trương, tự nhiên không thể tịnh lại luyện quyền. Càng không thể nói tới dưỡng khí thủ trung, đạt đạo dưỡng sinh.

2, tâm yếu chính: Tâm chính thì ý thành, nhân chính tâm thành ý mới là căn bản của việc tu thân dưỡng tính căn bản; nếu tâm bất chính, ý bất thành, tức tạp niệm tùng sinh mà sinh ý xấu, ác ý cũng nhiên sinh ra, tự nhiên vô tâm luyện quyền. Như vậy thì chắc chắn vĩnh viễn không thể tiến nhập môn linh tịnh tu đạo.

3, nhãn yếu bình thị: Bình thị, thị tuyến mới có thể rộng. Gọi là “nhãn khán tứ phương”, có thể quan sát cử động của địch tới, thung dung ứng phó, có thể chắc thắng. Nếu nghiêng đầu xoay cổ, nhìn chéo hoặc cúi hay ngửa, không chỉ mất cơ hội thẩm địch ứng biến, còn mất yếu lĩnh “đỉnh đầu huyền”, khiến thần không thể quán đỉnh, dẫn tới yếu đuối không mạnh mẽ.

4, thân thể yếu bình chính: mới có thể khiến trọng tâm ổn định, gọi là “trung chính an thư, chi xanh bát phương”. Khi luyện quyền hoặc thôi thủ, không được chợt cao thợt thấp, ảnh hưởng hạ bàn bất ổn, tự hủy kỳ căn.

5, lưỡng kiên nghi bình: Mới có thể tùng trầm bất thiên, sử trọng tâm ổn cố, không được một bên vai cao, một bên vai thấp, tạo góc cạnh, để địch lợi dụng, càng không được “đài kiên”, “giang kiên”, “tủng kiên”, khiến khí thượng phù, thành “vô căn phù bình”.

6, lưỡng khoa yếu bình: Gọi là “tùng yêu lạc khoa” – lỏng ro rơi hông, 02 hông tất cần tùng bình, hạ bàn mới có thể ổn cố, trục eo mới có thể viên chuyển tự nhiên.

7, vĩ lư trung chính: đây là yếu lĩnh phi thường trọng yếu, bất luận là thể hoặc dụng, đều không rời nó. Cột sống có nhiều tiết đoạn, ví như xuyến châu nhất tiết nhất tiết thùy trực, làm trụ cột nâng đỡ toàn thân và ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài. Nếu có chút bất cẩn, mà bị ép khi cúi, ngửa hay nghiêng nặng thì gãy mà thành tàn phế, nhẹ thì eo lưng đau hoặc sinh gai xương, thống khổ cả đời. Tiên sư Man Thanh thường huấn thị chúng tôi: phải dựng thẳng cột sống; khi ngồi cũng cần ngồi ngay ngắn, khí thủ đan điền. Vĩ lư trung chính tức đỉnh đầu với đầu vĩ lư thành đường thẳng đứng, mắt nhìn ngang, cổ thẳng mà lỏng, cằm dưới hơi thu, vĩ lư thu trụ, trạng thái này cua cơ thể giúp hành khí sướng thuận, huyết mạch hòa đồng thần thư thể tịnh, tâm trí thanh minh, có thể điền tủy bổ não, đạt được mục đích diên niên ích thọ; Tại ứng dụng có thể phát phóng viên chuyển tự nhiên, đồng thời phát huy hiệu dụng tá lực đả lực, tứ lưỡng bát thiên cân.

8, khởi lạc điểm yếu chính, tức hư bộ cùng thực thủ tiền hậu đối chính, ví như Lâu tất ảo bộ, Ngọc nữ Xuyên thoa…, phát kình đều do hậu cước mà phát, do thối, vĩ lư, giáp tích, kiên, trửu, oản hành tạu thủ chỉ năng tiết tiết quán xuyến thành chỉnh kình.

9, tị tiêm dữ đỗ tề đối chính, lưỡng nhãn bảo trì bình thị, không mất đỉnh đầu huyền, đặc biệt thân thể chuyển hoán, vô luận tứ chính, tứ ngung, đầu và thân thể luôn luôn cần bảo trì trung chính, không được cong gập, tránh bạo lộ góc cạnh để địch lợi dụng.

IO. Đầu gối cần cùng mũi chân đối chính (chỉ tiền cung bộ), hậu tiễn bộ đầu gối yếu tùng trầm, khiến hạ bàn ổn cố, tránh xương đầu gối trước bị tổn thương.

(nhị) quân vân – đều đặn

Quân vân mới có thể quán xuyến, khi luyện quyền không được lúc nhanh lúc chậm, từ khởi thế đến thu thế cần duy trì tốc độ cùng, gọi là “vận kình như trừu ti, miên miên bất đoạn”, khiến ý và khí có thể “tiết tiết quán xuyến”, hành tới ngón tay mà có thể lạc về quy huyệt (Dũng tuyền).

(tam) phân thanh hư thực

Mọi người đều biết, Thái cực  quyền là căn cứ lý luận Thái cực  diễn sinh mà thành. “Thái cực  sinh lưỡng nghi” tức âm dương nhị khí, cũng tức hư thực. Nếu không có âm dương thì bất thành Thái cực. Khi luyện công giá hoặc thôi thủ, không chỉ 02 tay 02 chân cần phân thanh hư thực, mà toàn thân đều cần phân hư thực. Như tả cung tiễn bộ tức tả cước thực, hữu thủ cũng thực. Hữu cung bộ tương đồng, không được song trọng. Bệnh song trọng, song trọng tắc trệ, khi chuyển biến hư thực cần đặc biệt chú ý. Lưỡng thủ hư thực giao hoán tại giáp tích, lưỡng cước hư thực giao hoán tại vĩ lư, giáp tích và vĩ lư cần trung chính đối trực, mới không thất trung định. Quyền kinh gọi là: “Nhất xử hữu nhất xử hư thực, xử xử tổng thử nhất hư thực”. Tức toàn thân đều có hư thực. Trọng lực của toàn thân chỉ đặt tại 01 chân, trầm về dũng tuyền, bất quá trong ứng dụng thì bất đồng, tức “tả trọng tắc tả hư, hữu trọng tắc hữu yểu”, ngàn lần không được sai.

(tứ) đỉnh thiên lập địa: Vô luận luyện quyền hoặc thôi thủ, đều cần chú ý.

1. Đỉnh đầu huyền: Đầu đỉnh hư lĩnh thượng đề (dụng ý, phóng tùng) khiến hành khí sướng thuận thông quá ngọc chẩm, đạt tới bách hội.

2. Lập thân yếu trung chính, bất khả tiền khuynh, hậu ngưỡng, đông đảo, tây oai. Gọi là “lập như bình chuẩn”, không được mất trọng tâm.

3. Cước yếu lạc thực (thực bộ) quy huyệt (dũng tuyền).

4. Luôn luôn chú ý dưỡng khí thủ trung (khí trầm đan điền), như vậy tự có thể đạt được “thôn thiên chi khí, tiếp địa chi lực”, thọ nhân dĩ nhu. Tức hiệu quả của thượng, trung, hạ tam tài tương hợp.

(ngũ) trầm kiên thùy trửu, tọa oản

1. Trầm kiên, 02 vai tự nhiên hướng hạ tùng trầm, nhưng không được cố ý hạ áp, mà ảnh hưởng quan tiết bất tùng, tắc khí thượng phù, không thể “lạc thực sinh căn”. Phát kình vô pháp tiết tiết quán xuyến.

2. Thùy trửu, 02 chỏ tùng trụy, mới có thể trầm kiên, kiên trầm, ngực có thể buông lỏng, khí tự kcó thể trầm nhập đan điền, mà toàn thân tùng trầm lạc thực quy căn. Tại uwgs dụng, trầm kiên thùy trửu phú hữu đạn tính hoạt lực, phát kình khả tiết tiết quán xuyến, phóng nhân thậm viễn.

3. Tọa oản, tức “mỹ nhân thủ”. Đây là đặc sác của Trịnh tử Thái cực  quyền. Cổ tay phóng tùng thư cân hoạt huyết, hành khí thư chỉ khí quán tứ sao. Tại dụng, mỹ nhân thủ mới có thể dĩ chưởng chỉ niêm thiếp địch nhân (tức thính kình), có thể khống chế địch nhân. Đặc biệt đề phóng kình phi mỹ nhân thủ bất khả. Đó là bí mật bất truyền của Trịnh môn. Trầm kiên, thùy trửu, tọa oản – đó cũng là chiết điệp pháp của Dương gia.

(lục) yêu vi chủ tể

Là mấu chốt của Thái cực  quyền, chủ của thân pháp. Trong kinh luận và ca quyết của Thái cực  quyền đều chỉ rõ, như “Mệnh ý nguyên đầu tại yêu tế, khắc khắc lưu ý tại yêu gian, yêu như xa trục hoạt tự xa luân, chủ tể ô yêu”… Sở dĩ bất luận là luyện quyền giá (thể) hoặc luyện thôi thủ (dụng), đều cần lấy trục eo dẫn động toàn thân, tay không được tự động. Thái cực  quyền có câu thuật ngữ: “Thái cực  quyền bất động thủ, động thủ phi Thái cực  quyền”. Do bất động thủ (tay) mà động eo, mới có thể đạt được”xá kỷ tòng nhân”. Nhưng không được hiểu sai, không phải là bất động thủ, mà là thủ không chủ động.

(thất) thôi thủ

Là bất nhị pháp môn luyện tập kỹ kích dụng pháp, phương pháp luyện tập rất nhiều, nhưng cần y chiếu quyền lý kỹ pháp tầng thứ tuần tự tiệm tiến, sở dĩ thôi thủ trước tiên bắt đầu từ định bộ đơn thôi thức nhập thủ, do đơn thôi thức là luyện tập chu thân quan tiết phóng tùng và sơ bộ công phu tẩu hóa. Khi có cơ sở, tái luyện định bộ song thôi thức, tiến tới luyện tập hoạt bộ song thôi, và các pháp đại lý và tản thủ. Trong đó công pháp “Tùng trầm định tịnh nhu hoạt tẩu hóa phát phóng”, đa số đắc trong định bộ song thôi thủ. Đặc biệt, “nhân bất tri ngã, ngã độc tri nhân”, do băng lý tễ án (tức niêm liên thiếp tùy) trung đắc. Nếu không thính kình, tức không thể luyện đtới cảnh giới tá lực đả lực, tứ lưỡng bát thiên cân. Sở dĩ định bộ song thôi thủ là phần tối trọng yếu. Nhưng có nhiều phương pháp kỹ kích, nhưng lý là nhất quán, diệu trong vận dụng tại nơi nhất tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *