fbpx

Đạo đức kinh và khí công dưỡng sinh – 1

《道德经》与气功养生

Link: http://blog.sina.com.cn/s/blog_9f363bb30102xb59.html

Tác giả: Khẩu Diệp Phương Dương

Biên dịch: Mr. Nguyễn Hoàng Quân

Phương pháp tư tưởng triết học của Đạo gia, thủy chung dựa vào vĩ mô, chỉnh thể nhận thức mọi sự vật trong vũ trụ, nghiên cứu quan hệ và vị trí giữa “Đạo”, thiên, địa và nhân. Đạo đức kinh của Lão Tử, từ giác độ khí công dưỡng sinh học xiển thuật một số quan điểm như sau:

  1. “Đạo” là gốc của vạn vật trong vũ trụ

Đạo đức kinh là một bộ triết học kinh điển thời kì tiên Tần. “Đạo” là hạch tâm trong hệ thống triết học của Lão Tử. Lão Tử cho rằng, vũ trụ là vật chất, vũ trụ vạn vật là do một loại vật chất tối cơ bản cấu thành – ông ta gọi là “Đạo” .

Albert Einstein thông qua nghiên cứu triết học  đông phương kết luận: “Sự phát triển của khoa học Tây phương là dựa trên cơ sở của 02 thành tựu vĩ đại, đó là hệ thống logic hình thức do các triết học gia Hi lạp phát minh, và thông qua hệ thống thực nghiệm có thể tìm được quan hệ nhân quả. Theo tôi, các thánh hiền triết nhân Trung hoa không đi theo con đường này, nhưng thật kì lạ, họ đã tìm thấy tất cả.

Một tiến sỹ người Mĩ nghiên cứu vật lí năng lượng cao, nói: ” Tư tưởng triết học Trung quốc đã cung cấp một khung triết học phù hợp với lý luận mới của vật lý hiện đại. Đạo trong tư tưởng triết học Trung hoa ám chỉ khái niệm “trường” và “khí”, tương tự đến kinh ngạc với khái niệm “trường lượng tử”. (Đạo của vật lí)

Bản chất của vũ trụ là gì? Bản nguyên của sinh mệnh là gì?

Đạo đức kinh chính là kết tinh của Lão Tử đối với vũ trụ nhân sinh, cũng là thành quả nghiên cứu của các tiên triết Trung hoa. Trong đó có lí và pháp, được dung thành nhất thể. Triết lí của Lão Tử trong Đạo đức kinh được ứng dụng và phát huy trong lĩnh vực khoa học , như “chỉnh thể quan” trong các trước tác kinh điển Trung y như Hoàng đế nội kinh,  học thuyết âm dương, học thuyết kinh lạc, học thuyết ngũ vận lục khí… đều thu được lợi ích từ Đạo đức kinh của Lão Tử.

Lão Tử chỉ rõ “Đạo” có 08 đặc điểm:

  1. “Đạo” không phụ thuộc vào thời gian và không gian – “Kì đại vô ngoại, kì tiểu vô nội” .
  2. “Đạo” hóa sinh vạn vật, vĩnh viễn vô cùng tận, mà không do thứ gì cấu thành.

“Đạo” vô hình, vô thanh, không thể tóm bắt, nhưng “Đạo” xác thực tồn tại, người tu đạo trong trạng thái khí công hư tĩnh của ý cảnh, có thể thể sát và cảm thụ nó – “Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu, thường hữu, dục dĩ quan kì kiếu” (Đạo đức kinh đệ nhất chương ).

Hữu dục là hoạt động ý thức của con người, thông qua các khí quan cảm giác ở bênh ngoài để phân biệt, nên chỉ nhận thức được biểu hiện bên ngoài của sự vật. Vô dục là trạng thái khí công biết mà không động cái biết ấy, khiến ý thức của đại não thu liễm thành thanh tỉnh mà không tư biện, sản sinh hiệu ứng là năng lực cảm ứng trực giác, có thể cảm ứng mới là bản chất nội tại chân chính. Do đó, phương pháp nhận thức của khí công dưỡng sinh học về bí mật của vũ trụ và sinh mệnh khác với tư duy logic hiện đại.

Người tu đạo cần hết sức thu liễm tư trí của mình, lấy nguyên thần và nhục thể hỗn dung thành khí cụ thí nghiệm khoa học nhân thể, tiêu trừ quan hệ tương đối giữa bản thân ta và ngoại giới, khiến trường của cơ thể và đạo của tự nhiên hỗn dung, từ đó sản sinh công hiệu cảm ứng trực giác của “Nguyên thần”. Cho nên, trạng thái hư tĩnh có thể cảm ứng được tin tức của trường vũ trụ tự nhiên. Đó chính là tham ngộ ý thức pháp vô tướng “Thiên nhân cảm ứng” của Đạo gia.

“Đạo” là vô hình vô tượng. Do đó, trong Đạo đức kinh Lão Tử giảng “Đạo” là trạng thái không thể gọi tên; cũng chính là nói, “Đạo” trong lĩnh vực cảm tri bình thường của con người đều không lưu lại khái niệm nhận thức. Nhưng điều đó không có nghĩa là “Đạo” không tồn tại. Kì thực, “Đạo” không đâu không tồn tại, chỉ là phương pháp cảm tri sự vật thông thường của con người không đủ để nhận biết sự tồn tại của “Đạo” mà thôi.

“Kháng thương chi” viết: “Tri nhi biện chi vị chi thức, tri nhi bất biện vị chi đạo.” – cái biết mà phân biệt gọi là tri thức, cái biết mà không phân biệt gọi là Đạo. Khi nhận thức của chúng ta ý thức đến một sự vật cụ thể và thêm phân biện hay kiến giải, đó là tự bản thân ta điều chỉnh ý thức phân cực, khiến sự vật được đồng bộ hóa với nhận thức và được tiếp nhận. Nếu khi ý thức một sự vật cụ thể mà không thêm phân biện hay kiến giải, thì trường ý thức tuy thực hiện công năng, nhưng ở trạng thái vô cực. Do trường của ý thức là vô cực, đồng nhất với trường vô cực của “Đạo”, nên ý thức “Tri nhi bất biện” – biết mà không biện – chính là “Đạo” .

Trang Tử nói “Thông vu nhất nhi vạn sự tất.” – thông với nhất thì vạn sự hoàn tất. Đạo gia cho rằng: nhất là căn bản của “Đạo”, là nguồn gốc của vạn sự biến đổi.

Lão Tử nhấn mạnh khí công dưỡng sinh cần “Phản phác quy chân” – tức trở lại nguyên trạng, và “Năng anh nhi hồ?” – tức trở lại như trẻ thơ. Đó là hoạt động sinh mệnh của con người từ vương quốc tất nhiên đến vương quốc tự do.

Nhị, “Đức” là thể hiện bản tính và công năng của “Đạo”

Con người là thể phức hợp của tinh thần và nhục thân, cho nên trình hiện ra vô hạn hoạt lực của sinh mệnh. Đạo đức kinh của Lão Tử giảng”Đức”, tức bản tính của “Đạo”. Lão Tử khi bàn về tính trọng yếu trong tu đức, đặc biệt nhấn mạnh: “Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi, thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức” (Đạo đức kinh đệ ngũ thập nhất chương ). “Đức” có ảnh hưởng cực đại đối với vận động của vạn sự vạn vật; đồng thời nhấn mạnh “Đức” tất tồn tại trong “Đạo” hóa sinh vạn vật.

(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *