fbpx

Đại sư Ý quyền Vương Hương Trai

Dai su Y quyen Vuong Huong TraiVương Hương Trai (1885 – 1963), tự là Vũ Nho, về già tự nhận là “Mâu thuẫn lão nhân”. Ông là một danh gia quyền thuật có ảnh hưởng lớn trong giới võ thuật Trung quốc thời cận đại. Ông sinh ra tại tỉnh Hà bắc, huyện Thâm châu, Ngụy gia lâm thôn. Từ nhỏ ông đã yêu thích võ thuật, nhưng sức khỏe yếu. Thầy thuốc khuyên cha mẹ ông nên cho ông tập luyện võ thuật. Năm ông 8 tuổi, được người thân giới thiệu, cha mẹ cho ông tới bái Đại sư Hình ý quyền Quách Vân Thâm làm môn hạ. Ban đầu Quách Vân Thâm từ chối, nhưng sau nể lời người người quen, thu nhận Vương Hương Trai làm đệ tử. Khi đó Quách Vân Thâm đã già, thường đau yếu. Vương Hương Trai yêu kính, chăm sóc sư phụ tận tình như cha mẹ. Do đó Vương Hương Trai được Quách Vân Thâm yêu quí, được chân truyền Hình ý quyền. Vương Hương Trai tư chất thông minh, khắc khổ luyện tập, chịu khó nghiên cứu quyền lý, nên luyện tới mức ảo diệu, tinh túy của Ngũ hành quyền (tức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và Thập nhị hình quyền (tức long, hổ, hầu, mã, đà điểu, kê, diều, yến, xà, mã, ưng, hùng) cùng các yếu quyết như Tam quyền, Tứ tượng, Ngũ hành, Lục hợp, Thất diệu, Bát quái.

Về võ thuật, Vương Hương Trai không quan niệm cục bộ kỹ thuật, môn phái. Ông cho rằng lịch sử võ thuật Trung quốc rất lâu dài, trong mỗi thời kỳ, ở mỗi địa phương, môn phái đều có phong cách, thành tựu đặc thù.
Năm 1907, để mở mang tầm mắt, tăng cường kiến thức, ông rời thầy đi giao du, học hỏi võ thuật khắp các vùng Nam Bắc Giang nam.
Năm 1913, Vương Hương Trai được mời làm chủ trì công tác huấn luyện của Đội giáo luyện võ thuật của Lục quân.
Năm 1918, nhằm tìm hiểu chân đế võ thuật truyền thống Trng quốc, Vương Hương Trai lại một lần nữa xuất du. Ông đến Thiếu lâm tự ở tỉnh Hà nam, núi Tung sơn. Tại Thiếu lâm tự, ông đã cùng truyền nhân môn Tâm ý quyền là Hằng Lâm đại hòa thượng nghiên cứu võ thuật. Sau đó ông đi Hồ bắc, Hồ nam, Phúc kiến. Tại Nam Thiếu lâm tự ông gặp được Phương Kháp Trang tiên sinh, là truyền nhân môn Tâm ý quyền. Được Phương tiên sinh giới thiệu, ông được gặp Hạc quyền danh gia Vương Thiệu Phong tiên sinh, cùng nhau trao đổi tâm đắc. Sau đó ông quay lại Hồ nam, tại Hoàng dương, ông gặp Cự Tượng Tạ Thiết Phu, được họ Tạ chỉ giáo.
Năm 1925, tại An huy, Vương Hương Trai gặp Hoàng Mộ Tiều tiên sinh và được tiên sinh chỉ giáo về kiện vũ, sau sáng tác ra các kiểu kiện vũ như Du long, Kinh xà, Hạc hý, Huy lang…
Khoảng giữa những năm 20 thế kỷ 20, Vương Hương Trai nhiều lần xuất du thu thập tài liệu, đem về nghiên cứu, chỉnh lý, tổng kết. Ông phê phán lối quyền hoa mỹ, thiếu tính thực dụng và tư tưởng coi trọng chiêu thức, làm rõ ý nghĩa chân chính của võ đạo, tham khảo lý luận, thể nghiệm, chứng minh, rồi đưa ra lý luận về môn Ý quyền, làm rõ chân nghĩa của Hình ý quyền cổ truyền là “Bất lĩnh hình hài tự, đản lĩnh thần ý toàn”. Ý quyền không có bài quyền hay chiêu pháp cố định. Gọi là Ý quyền, bởi lẽ nó chú trọng tác dụng “ý” trong quá trình luyện tập võ thuật. Ý quyền ra đời đã gây chấn động lớn trong giới võ lâm đương thời.
Từ đây, Vương Hương Trai bắt đầu truyền dạy Ý quyền…
Nội dung cơ bản của Ý quyền gồm có: Trạm trang, Thử lực, Thử thanh, Bộ pháp, Phát lực, Thôi thủ và Tán thủ và một số nội dung luyện tập khác.

Dai su Y quyen Vuong Huong Trai 2

Năm 1928, theo lời mời của Lý Kinh Lâm và Trương Chi Giang, Vương Hương Trai dắt theo nghĩa tử Triệu Đạo Tín tham dự Đại hội Thi đấu võ thuật toàn Trung quốc lần thứ 3. Tại Đại hội, Vương Hương Trai tham gia làm trọng tài, đồng thời còn biểu diễn Thử lực kết hợp Thử thanh của Ý quyền. Theo lời của sư huynh Tiền Nghiêm Đường, Vương Hương Trai tới Thượng hải truyền thụ Ý quyền. Tại Ngưu trang lộ, ông thành lập “Ý quyền xã”. Nhiều danh gia đương thời đến bái sư học ý quyền, như: Cao Chấn Đông, Chu Quốc Lộc, Chu Quốc Trinh, Trương Trường Nghĩa, Trương Trường Tín…
Năm 1929, Vương Hương Trai xuất bản cuốn sách “Ý quyền chính quy”. Cùng thời gian này ông giao lưu quyền nghệ với Tâm ý quyền danh gia Ngô Dực Hồi tiên sinh, đánh bại quán quân quyền anh hạng nhẹ 英格. Sau này trên tờ báo Times của nước Anh, 英格 đã viết bài kể về chuyện này:Tôi đã thấy võ thuật Trung quốc.
Năm 1935, Vương Hương Trai mang theo một số đệ tử về huyện Hồi thâm, Thiên tân để nghiên cứu Ý quyền sâu thêm 1 bước.
Năm 1937 theo lời mời của 2 lão tiền bối là Trương Ngọc Hoành và Tề Chấn Lâm, Vương Hương Trai tới Bắc bình định cư. Mùa thu năm đó, cao thủ quyền thuật của bắc bình là Hồng Liên Thuận đã trao đổi võ thuật với Vương Hương Trai. 3 lần thử tay thì cả 3 lần bị thua nên Hồng Liên Thuận đã đem theo tất cả đệ tử đến bái Vương Hương Trai làm sư phụ học nghệ, trong đó có Diêu Tôn Huân. Lúc này Vương Hương Trai dạy Ý quyền theo 2 lớp: lớp Dưỡng sinh và lớp Võ thuật
Năm 1940, trên tờ “Thực báo” của Bắc bình, Vương Hương Trai đã công khai phát biểu, mời các nhân sỹ võ thuật trong và ngoài nước Trung hoa, đến nhà khách Đại dương ở số 1 Hồ đồng, lấy võ kết bạn, cùng nhau nghiên cứu, thảo luận về việc phát triển võ thuật, đồng thời giới thiệu về chân ý của môn Ý quyền. Đã có rất nhiều người Trung quốc và nước ngoài đến trao đổi võ thuật và họ đều bị tài nghệ của Vương Hương Trai thu phục, trong số đó có cả các cao thủ Nhật bản. Bát Điền Nhất Lang là cao thủ Nhật bản muốn giao đấu với Vương Hương Trai. Bát Điền đạt Lục đẳng Nhu đạo (1936 đại diện cho Nhật bản tham gia Á vận hội thứ 11). Khi giao đấu, Bát Điền dùng 2 tay nắm cổ tay Vương Hương Trai định quật thì bất ngờ bị Vương dùng đàn kình làm 2 chân Bát Điền rời đất, toàn thân ngã đập vào bức tường phía sau. Cao thủ Trạch Tỉnh Kiện Nhất, Ngũ đẳng Nhu đạo, Tam đẳng Kiếm đạo, cũng thi đấu với Vương Hương Trai. Sau khi bị Vương Hương trai đánh bại, Trạch Tỉnh bái Vương Hương Trai làm sư phụ, học Ý quyền, rồi đem về Nhật tạo nên “Thái khí quyền”, sau này được giới võ sỹ nhật gọi là “Quyền thánh”.
Mùa hè năm 1940, hai vị tiền bối Trương Ngọc Hoành và Tề Chấn Lâm thấy rằng quyền học của Vương Hương Trai đã đạt mức Đại thành, tự trở thành một nhà quyền học, thật khác với Ý quyền cổ truyền, nên lập tên mới là “Đại thành quyền”. Ngày 2 tháng 4 năm 1940, trên tờ “Thực báo”, Vương Hương Trai đã có bài “Mệnh danh của Đại thành quyền” chính thức xác lập tên môn quyền thuật do Vương Hương Trai sáng tạo là Đại thành quyền.
Năm 1944, dựa trên căn bản ‘Ý quyền chính quy”, Vương Hương Trai đã viết “Đại thành quyền luận”. Sau khi giải phóng Bắc bình, Vương Hương Trai đến Bắc kinh.
Tại công viên Trung sơn, Vương Hương Trai truyền thụ các công pháp dưỡng sinh, lấy Trạm trang công làm chủ, không truyền thụ võ thuật.
Năm 1950 Tổng hội thể dục toàn quốc Trung hoa mời Vương Hương Trai làm Tổ trưởng tổ Võ thuật.
Năm 1958, theo lời mời của Viện nghiên cứu Trung y Bắc kinh, tại y viện Quảng An, Vương Hương Trai dạy Trạm trang công để điều trị các chứng bệnh mãn tính, mở ra một phương pháp trị bệnh mới.
Đại thành quyền, ngoài tác dụng về dưỡng sinh, bảo kiện, còn duy trì và phát triển được truyền thống võ thuật của Trung quốc, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *