Trung quốc thực chiến quyền học — Ý quyền

Trung quốc thực chiến quyền học — Ý quyền

Tác giả: Diêu Tông Huân

Biên dịch: Mr Nguyễn Hoàng Quân

(Ảnh đại diện từ internet)

Trung quốc thực chiến quyền học — Ý quyền, Diêu Tông Huân giới thiệu. Ý quyền còn gọi là “Đại thành quyền”, do nhất đại quyền học tông sư Vương Hương Trai sáng tạo ra (1920). Vương Hương Trai, những năm Thanh quang tự học Hình ý quyền với danh sư Quách Vân Thâm, đạt được chân truyền. Sau, đi các tỉnh nam bắc Trường giang, gặp gỡ rất nhiều danh gia, giao lưu rèn giũa, lấy võ kết bạn. Giữa những năm 20 TK 20, ông tổng hợp sở trường của các nhà, loại bỏ những thứ giả, rườm rà, giữ lại thực chất, tinh túy; loại bỏ sùng thượng hoa quyền tú thối, tính phiến diện của từng chiêu thức, phê phán sai lầm, xiển minh đạo lý của quyền học, sáng tạo ra “Ý quyền”. Tên gọi Ý quyền nhằm nhấn mạnh tính trọng yếu của “Ý ” trong quá trình huấn luyện quyền thuật. Ý quyền chủ yếu do huấn luyện trạm trang, thí lực (bao gồm thí thanh) tẩu bộ, phát lực, thôi thủ, tản thủ… tổ thành. Chú trọng hai phương diện kiện thân và kỹ kích. Trạm trang là cơ bản công của Ý quyền, do mục đích luyện tập khác nhau, nên trạm trang công phân thành hai loại kiện thân trang và kỹ kích trang (nguyên danh hồn nguyên trang). Kiện thân trang (dưỡng sinh trang) trong luyện tập nhấn mạnh huấn luyện tinh thần và ý niệm dụ đạo thống soái chu thân đồng thời tiến hành, yêu cầu tinh thần tập trung, chu thân phóng tùng, hô hấp tự nhiên, khiến các bộ phận của thân thể phát triển cân bằng, chú trọng kiện thân, nên gọi là kiện thân trang. Ý quyền kiện thân trang giản đơn, dễ học, hiệu quả kiện thân, khứ bệnh rõ ràng. Có thể nói nghỉ ngơi trong vận động, vận động trong nghỉ ngơi. Ý quyền kiện thân trang lấy y học hiện đại làm căn cứ, chủ trương thuận kỳ tự nhiên, tịnh vô chu thiên tuân hoàn, ngoại khí phát động cùng chu thân mạo quang, nên không phát sinh lưu tệ… Hồn nguyên trang là cơ bản công kỹ kích. Trên cơ sở kiện thân trang, vận dụng ý niệm hoạt động khiến toàn thân kiến lập “Tranh lực”, thân thể và ngoại giới kiến lập “Tranh lực”, nên gọi là “Hồn nguyên lực” (truyền thống danh xưng, ý là chỉ thượng, hạ, tiền hậu, tả, hữu ý lực đạt đáo trạng thái bình hành quân chỉnh) trang pháp cầu đắc hồn nguyên lực gọi là hồn nguyên trang. Kiện thân trang và kỹ kích trang, yêu cầu trong luyện tập có chỗ khác nhau, nhưng có liên hệ nội tại. Như chỉ nhằm kiện thân khứ bệnh thì có thể không cần luyện hồn nguyên trang, mặc dù nó có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Bởi vậy, hai loại trang pháp này không thể tiệt nhiên phân khai. Trong toàn bộ quá trình huấn luyện Ý quyền, thủy chung cường điệu ý niệm dụ đạo để ý thống soái chu thân, yêu cầu tinh thần tập trung, hô hấp tự nhiên, chu thân phóng tùng, khiến các bộ phạn của cơ thể liên thành một chỉnh thể, tiến tới vận dụng tinh thần giả tá, sử toàn thân nơi nơi kiến lập “Tranh lực ” chính là hồn nguyên lực.

“Thí lực” là trạm trang tại kéo dài không gian, thể nghiệm trong trạm trang bồi dưỡng hồn nguyên lực, tại tình huống cơ thể di động, vẫn có thể đắc lực và vận dụng tự nhiên. Trong huấn luyện, yêu cầu bất khả dụng lực, động tác chậm tốt hơn nhanh, cần “tịnh trung cầu động”, tiến tới “động trung cầu tốc động”, cần chiếu cố chỉnh thể, “nhất động vô bất động”. Thí lực là bước khó nhất, nhưng lại trọng yếu nhất trong huấn luyện quyền thuật. Vương Hương Trai tiên sinh thuyết: “Lực do thí lực mà biết, do biết nên đắc dụng”. Lực trong thí lực có nhiều tên gọi, nhưng không ngoài phạm trù lực học, như loa toàn lực, tam giác lực, cống can lực, tà diện, hoạt xa, luân trục… Huấn luyện Ý quyền là lấy khoa học hiện đại làm căn cứ. Trong xã hội lưu truyền thuyết Ý quyền phát không kình, có thể cách tường đả nhân, đó là không hiểu Ý quyền. Ý quyền là một môn quyền thuật thực tế, không phải là thần quyền.

“Tẩu bộ” còn gọi là ma sát bộ, là kết hợp thí lực tiến hành bộ pháp huấn luyện. Nguyên tắc là “Thượng động hạ tự tùy, hạ động thượng tự lĩnh”; trong chuyển hoán tiền, hậu, tả, hữu tiến thối, bảo trì trọng tâm thân thể bình hành và chỉnh thể hiệp điệu, có lợi cho việc tùy thời phát lực.

“Phát lực ” là thể hiện cụ thể sức mạnh đả kích hữu hiệu trong quyền thuật. Trạm trang, thí lực đều là điều kiện cho phát lực, có thể trong các tình huống khác nhau, tùy cơ tùy thế phát lực. “Thôi thủ “, “Tản thủ ” là hai loại hình thức huấn luyện kỹ kích của Ý quyền. Huấn luyện thôi thủ chủ yếu là giải quyết khi song phương cơ thể tiếp xúc, cần thiện sát giác đối phương thực lực, cường nhược và phương hướng, năng khiên chế đối phương, đả kích hữu hiệu. Ý quyền thôi thủ là kết hợp thực chiến tiến hành. Chỉ có nắm vững trong thực tiễn, mới là công phu chân chính hữu dụng, không thể thiết tưởng đối phương thế nào, ta ra sao – đó chỉ là đơn phương. “Tản thủ ” là tổng thành các dạng huấn luyện quyền thuật, là thể hiện tổng hợp kiểm nghiệm trực tiếp luyện tập quyền thuật. Từ ý nghĩa nguyên thủy mà nói, là thi đấu tay không, không thêm điều kiện nào khác. Ý quyền phát triển đến nay, đã hình thành hệ thống lý luận và huấn luyện hoàn chỉnh, lưu truyền rộng rãi trong nước và hải ngoại, đồng thời đã được nhiều nhân sỹ nước ngoài trọng thị, ngày càng nhiều người hứng thú…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *