Trí tuệ quan của Phật học trong Thái cực quyền

Nguồn: http://www.sohu.com/a/259340489_310362

Biên dịch: Mr Nguyễn Hoàng Quân

Thái cực quyền giảng cứu cân bằng âm dương, động tác cầu tịnh. Khởi nguyên của tâm thần hợp nhất trong Thái cực quyền là trung tâm tư tưởng và yếu lĩnh luyện tập động tác đều có muôn vàn sợi dây gắn với Phật học. Vô luận là trí tuệ quan của Phật học hay từ giác độ của Thái cực, đều có thể tìm thấy cơ hội nghiên cứu mối liên hệ giữa Thái cực quyền với tư tưởng của Phật học. Việc này có lợi cho tư tưởng cơ bản Thái cực quyền, từ đó tìm được yếu lĩnh, trong biến hóa của động tác nhiếp nhập tâm bình tịnh, đạt đến trạng thái vận động tâm thần hợp nhất. Dưới đây chúng tôi nói về quan hệ giữa Thái cực quyền quyền lý và Phật học.

  1. Vũ trụ quan của Thái cực quyền tương tự với vũ trụ quan của Phật môn.

Phật gia cho rằng vũ trụ là nhất thể, vạn vật đều có tin tức vũ trụ, trong một hạt bụi nhỏ hay trong đầu một cọng lông đều có vũ trụ. Ngoài vũ trụ có vũ trụ. Trong vũ trụ có vũ trụ. Quan niệm vũ trụ này chỉ đạo và phái sinh ra Thái cực quan của Thái cực quyền – “Thái giả kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”. Một điểm ở dưới chữ “đại” (太) ý là bất kì đại nào cũng đều do cực tế tiểu cấu thành, thoát ly tiểu bất thành đại, mà “cực”( 极) là cùng tận đến không thểcùng tận, nên là trí quảng đại, cực tinh vi. Thái cực quyền chính là quyền“kỳ đại vô ngoại kỳ tiểu vô nội”. Thái cực quyền giả coi đại tự nhiên là đại vũ trụ, nhân thể là tiểu vũ trụ. Vật chất của tiểu vũ trụ (nhân thể) với tinh thần (thần, ý, linh) diễn luyện tất cần thích ứng, thuận tùy đại vũ trụ – đó chính là “thiên nhân hợp nhất”, “quyền ngã bất nhị”, “tùy cơ thuận thế”, “thuận tính thuận đức”, “tòng ngoại đáo nội”, “tòng nội đáo ngoại”, cầu đắc nhân thể vật chất và tinh thần cao độ hòa hài ổn định, thân thể và tâm lý được điều lý thuận hòa, tật bệnh biến mất, thân thể khỏe mạnh.

  • Dụng ý là hạch tâm huấn luyện Thái cực.

Huấn luyện ý niệm trong Thái cực quyền phù hợp với mọi ý niệm chủ tể bản thể quan của Phật học. Phật gia cho rằng: “Nhất niệm tam thiên”, “nhất niệm thiên sơn tùy hành”, “nhất sát na”, “nhất đạn chỉ”, “nhất miểu chung”, trong thời gian rất ngắn, có thể sản sinh “tam thập nhị ức bách thiên niệm”, trong một sát na “cửu bách sinh thiên”. Nhất niệm khả chu biến hư không, khả đạt ngũ hồ tứ hải, nhất niệm như một tín hiệu của đài phát, nó có thể ảnh hưởng tới thế giới thân tâm của chúng ta, ảnh hưởng tới thế giới của tha nhân, ảnh hưởng tới thiên địa nhật nguyệt, sơn hà đại địa, ảnh hưởng hoa thảo thụ mộc. Trong nguyên lý tác dụng này, các lý luận gia của Thái cực quyền đề xuất một nguyên tắc huấn luyện được mọi người công nhận – đó là dụng ý bất dụng lực. Bởi vì sức mạnh của ý niệm thập phân cường đại, bất khả tư nghị, dụng ý để dẫn dắt ngoại hình, dẫn động tác, nguồn động lực có thể được khai quật không ngừng, cho nên vô cùng vô tận. Cho nên huấn luyện gia không ngừng nhấn mạnh “ý niệm chủ tể”.

  • Tính và tướng, lý và sự, nhân và quả là lục tự chân ngôn do Phật gia đề xuất để phân tích, đối đãi với sự vật đồng thời thủ đắc thành công trong thực tiễn.

Trong đó, tính có vị trí đầu tiên, vĩnh hằng, bất biến; Tướng là thiên biến vạn hóa; Sự có thể do thời gian, địa điểm, nhân vật sai dị mà thay đổi. Tính căn bản của đại đạo là bất biến. Đó chính là “vạn pháp bất ly kỳ tông”. Quá trình thay đổi, phát triển của sự vật là có nhân và quả, từ nhân đến quả do duyên (tức điều kiện, ý niệm là điều kiện căn bản) quyết định. Luyện tập Thái cực quyền có thiên vạn động tác, chiêu thức, sáo lộ, môn phái – đó đều là “tướng”, mà “Thái cực giả vô cực nhi sinh” là “căn tính”. Mọi người đều có tự tính. “Tướng” là dụng để chứng “tính”, diễn “tính”. Nếu người tập quyền bị thiên biến vạn hóa của “tướng” mê hoặc điên đảo, mê thất căn tính, tiến thoái lưỡng nan, thì nhất định thất bại. Diễn luyện động tác của Thái cực là “sự”, mà tổng nguyên tắc là “lý”, nhân này không ra quả kia. Người luyện quyền thành công cần thủy chung nắm vững lục tự – tính và tướng, sự và lý, nhân và quả – nơi thấu lộ duyên định trí tuệ.

  • tịnh định trung sinh tuệ.

Nhân tâm trước tiên cần tịnh mà đạt tịnh, tức tịnh rồi hậu định, định mới có thể an. An mà hữu sở vi. Phật môn chủ trương mọi người đều có đức tuệ, mọi người đều có thể khai phát tính năng tự tính mà tu thành Phật. Đa số người bất thành là do các chủng phiền não tạo thành nghiệp chướng dẫn tới. Tâm không thể tịnh, thì mọi thứ đều không thể tịnh, che lấp thiên tính, điều này với lý luận về nhân tính bản chí thành thanh minh trong văn hóa truyền thống Trung hoa, có ý dị khúc đồng công. Các danh sư Thái cực quyền khi thụ đồ quyền nghệ, nhấn mạnh người tập quyền cần bảo trì tâm tịnh thể tùng, bởi vì chỉ có tịnh đến cực mới có thể gọi là tịnh, mới có thể không còn danh văn lợi dưỡng, không còn tự tư tự lợi, không còn ngũ dục lục trần, không còn tham sân si mạn, nhất tịnh tắc bách hài tùng, tùng đáo thấu triệt trừng minh. Tùng đáo không linh minh triệt, thì động tác Thái cực sẽ đắc tâm ứng thủ, đắc ý vong hình, tất định như du long nhập hải, như hạc minh cửu thiên, như nhật nguyệt hành không, như đại bằng triển sí, tự do tự tại, nhất chiêu nhất thức viên dung cứu cánh, luyện một lần có hiệu quả một lần, luyện một lần có thể ngộ một lần, cảnh giới này trong Thái cực quyền còn phân tâm và hành, hình và thần? Đã đạt tới cảnh giới tâm hành hợp nhất, hình thần kiêm bị, tùy tâm sở dục, vô vi vô sở bất vi. Khi tự tính được khai phát mà hiện ra, động tác sẽ “tùy tâm sở hiện”, “duy thức sở biến”, tức đã đạt đến “Hà kỳ tự tính, bản thân thanh tịnh ” (Lục tổ Tuệ Năng ngữ), bởi vì mọi thứ đều đủ, có thể sinh vạn pháp, trí tuệ sung doanh. Quyền gia cho rằng luyện tập Thái cực quyền trước tiên cần luyện thân trung định, tu thể âm dương trung hòa, như vậy có thể khai phát tiềm năng của nhân thể, khiến con người biến thành thông minh thông đạt, điều này quyết không phải là hư ngôn và khoa trương, mà là tồn tại hiện thực có chứng minh hiệu quả thực tế.

  • Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Phật gia cho rằng: Nhất kinh thông, bách kinh thông.

Phật kinh mênh mông bể sở, chỉtrong tam thiên bộ Đại tàng kinh, có “bát vạn tứ thiên pháp môn”, dù cố gắng bằng mấy chục năm tinh lực cả đời cũng khó thông đạt. Người bỏ mình cầu pháp và các cao tăng đại đức trong Phật học đã tổng kết khiếu quyết là “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, kiên trì 10 năm, tất có thành tựu. Vì thế, Phật môn đề xuất nguyên tắc “dĩ giới vi sư”, “dĩ khổ vi sư”. Đó chính là pháp yếu chỉ đạo tu chứng của Thái cực quyền gia. Thái cực quyền phát triển đến nay, môn phái nhiều, sáo lộ nhiều, chiêu thức nhiều, động tác nhiều, có thể nói là “bát vạn tứ thiên pháp môn”. Làm thế nào để người tập quyền trong thời gian tương đối ngắn thu được hiệu quả lý tưởng? Ngoài chịu khổ luyện tập, sinh hoạt tương đối giới hạn (như giới (hạn chế) rượu thuốc lá, giới tham, giới sân hận, giới si, giới ngạo…), còn cần thập phân trọng thị chính kiến chính pháp, không được bị tà kiến, tà pháp nhiễu loạn. Trong đó yếu chỉ “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” và chủ trương của triết nhân Nho Đạo Trung hoa “Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên”, “Tinh vu nhất, vạn sự tất”, “Nhất thông bách thông” không hẹn mà nên. Lấy ví dụ Bắc kinh Thái cực quyền gia Ngụy Thụ sinh tiên sinh, ông ta dưới sự chỉ đạo của thầy Uông Vĩnh Tuyền, gian khổ nghiên cứu tinh tủy bí truyền Thái cực của Dương Kiện Hầu, trải qua 10 năm hết lực trị liệu liễu các loại tật bệnh, sau tiệp tục nghiên cứu gần 50 năm, tổng kết ra yếu quyết luyện tập: “Thần thịlăng không điểm vận hành, ý nạp hung thôn bối khí trình, thủ di túc xuất dĩ bất tri, áo diệu tận tại thời cơ trung” – thực chứng và làm phong phú lý luận của Dương thức Thái cực quyền – đối với người luyện tập Dương thức Thái cực quyền là món quà quí giá. Dương thức Thái cực quyền thuật thuật chân của ông ta có ảnh hưởng sâu rộng trong giới Thái cực quyền…

Phật pháp thậm thâm vi diệu, Thái cực quyền quảng bác tinh thâm, chứng ngộ của tôi thậm thiểu. Tác giả“thiển thức mậu ngôn”, để gợi ý cho mọi người suy nghĩ, thâm nhập nghiên cứu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *