Luận cơ sở triết học quyền lý của Thái Cực Quyền – Phần 1

Nguồn: Internet

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Quân

Triet hoc thai cuc quyenTrích yếu: thông qua hình thức vận động và đặc điểm dưỡng sinh kiện thân của Thái Cực Quyền tiến hành phân tích ý nghĩa triết học, tham thảo quan điểm chỉnh thể thiên nhân hợp nhất, âm dương quan, Đạo quan, khí quan trong lý luận Thái Cực Quyền, cùng với Thái Cực đồ và liên hệ nội tại của triết lý Thái Cực; nội hàm biện chứng của công pháp Thái Cực Quyền âm dương với hư thực, vô vi với vô bất vi, tu hình và  ngộ Đạo, phản giả đạo chi động cùng với nhất sinh vạn vật, vạn vật quy nhất – Phân tích nội hàm tư tưởng triết học của Thái Cực Quyền kỹ kích dĩ nhu khắc cương, dẫn tiến lạc không, xả kỷ tòng nhân…. Đối với việc hoằng dương văn hóa truyền thống Trung Quốc, tăng cường nghiên cứu lý luận cùng nâng cao giá trị của Thái Cực Quyền… đều có ý nghĩa to lớn.

Thái Cực Quyền có tính đại biểu cho vũ thuật Trung Quốc, cơ sở lý luận chủ yếu dựa vào triết học Trung Quốc cổ lão mà thâm hậu, trong vận động vũ thuật có nội hàm triết học sâu sắc. Thông qua phân tích nguồn gốc nội hàm lý luận biện chứng triết học của Thái Cực Quyền, nhận thức bản chất đặc trưng của Thái Cực Quyền và nội hàm văn hóa Trung Quốc, có ý nghĩa cực kỳ trọng yếu.

  1. Chỉnh thể quan
  2. “Thiên nhân hợp nhất” quan

Thiên nhân hợp nhất là một quan điểm cơ bản của triết học cổ điển Trung Quốc. Trương Đại Niên tiên sinh tại “Trung Quốc triết học đại cương” viết, ” triết học Trung Quốc có một quan điểm cơ bản, tức thiên nhân hợp nhất, cho rằng thiên nhân vốn là hợp nhất, lý lưởng nhân sinh tối cao là tự giác đạt đến cảnh giới thiên nhân hợp nhất, mọi vật đều là nhất thể, nội ngoại vốn không phân cách . ” Quan điểm thiên nhân hợp nhất biểu hiện tư tưởng từ sự quan sát sự vật trong tổng thể hệ thống vũ trụ, tư tưởng này thể hiện đầy đủ bản sắc văn hóa và  mô thức tư duy của dân tộc Hoa hạ. Mục tiêu cuối cùng mà thiên nhân hợp nhất truy cầu sự hài hòa và thống nhất của vũ trụ, tự nhiên, con người và sự vật – là giá trị hướng tới của quan niệm quán xuyến tại tư duy mô thức và  thực tiễn quy phạm trong Thái Cực Quyền. Bởi vì toàn bộ các phương pháp để đạt tới các công năng kiện thân, kỹ kích (đánh nhau), dưỡng sinh, tu tính… của Thái Cực Quyền đều là hài hòa, mục tiêu cuối cùng Thái Cực Quyền truy cầu là hài hòa, giá trị tổng thể là hài hòa, bởi vậy thiên nhân hợp nhất quan không chỉ là quan điểm tối cơ bản trong triết học Trung Quốc, mà còn là cơ sở lý luận và là trung tâm của Thái Cực Quyền.

“Thiên nhân hài hòa” là chỉ sự thống nhất tự thân trong vũ trụ của tự nhiên và  nhân thể, là thể hiện bản thể luận triết học cổ điển “Thiên nhân hợp nhất”, cũng là quan điểm căn bản nhận thức luận và trung tâm phương pháp luận trong tu luyện Thái Cực Quyền. Thái Cực Quyền là vận động của nhân thể, căn cứ quan điểm thiên nhân hợp nhất của triết học Trung Quốc, vận động tự thân của nhân thể và vận động tự nhiên của vũ trụ là thống nhất, quan hệ nhất trí. Con người là một bộ phận của tự nhiên, bị chế ước của quy luật tự nhiên, vận động tuân theo quy luật biến hóa của giới tự nhiên. Trên thực tế, thực tiễn vận động của Thái Cực Quyền cho thấy, con người là chủ thể vận động của Thái Cực Quyền và khách thể vũ trụ tự nhiên có mối liên hệ hữu cơ. Trên cơ sở thiên nhân hợp nhất, từ ảnh hưởng hình thái và chế ước của học thuyết âm dương, tư tưởng Đạo gia, khí sinh vạn vật và các quan điểm triết học trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, tùy theo trình độ nhận thức được nâng cao của con người, dần đạt tới phát triển và hoàn thiện, từ đó hình thành hệ thống triết học hoàn chỉnh. Loại hệ thống lý luận này thể hiện trong vận động của Thái Cực Quyền, hình thành văn hóa triết học Thái Cực lấy “Thái Cực đồ và  Thái Cực triết lý” làm nguồn gốc, trong quá trình phát triển kết hợp mật thiết giữa vận động và quan điểm triết học của Thái Cực Quyền, từng bước làm cho lý luận và quan niệm của Thái Cực Quyền đạt tới tính triết học cao độ, làm cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển của Thái Cực Quyền.

  1. Âm dương quan

Uông vĩnh tuyền 4“Âm dương đối lập thống nhất” là tư tưởng triết học cổ điển tối cơ bản của Trung Quốc. Triết học cổ điển của Trung Quốc cho rằng, mọi sự vật trong vũ trụ đều tồn tại hai phương diện âm dương, mọi biến hóa của sự vật đều không ngoài kết quả của âm dương tương hỗ đối ứng. Sở dĩ, 《 dịch kinh • hệ từ 》 viết: ” nhất âm nhất dương chi vị Đạo” . Trang Tử đã sử dụng tư tưởng âm dương miêu thuật Đạo kỹ kích chế thắng từ rất sớm, trong “Trang Tử” viết: “Thả dĩ xảo đấu lực giả, thủy hồ dương, thường tốt vu âm, đại chí đa kỳ xảo” . Các vũ thuật gia đời sau trong trước tác của mình, đều nhắc tới quan điểm âm dương. Từ Thanh đại về sau, phạm trù triết học âm dương trong lý luận vũ thuật dần dần được hệ thống hóa và sâu sắc hóa. Hậu nhân từ phạm trù âm dương trong vũ thuật diễn xuất một hệ khái niệm đối ứng, như động tĩnh, công phòng, cương nhu, hư thực, khai hợp, tiến thối, khuất thân… là một hệ nguyên lý biến hóa mâu thuẫn, được vận dụng rộng rãi trong vận động vũ thuật. Đặc biệt trong lý luận và  thực tiễn Thái Cực Quyền biểu hiện rõ nhất. Vương tông Nhạc trong “Thái Cực Quyền luận” chỉ rõ, cơ sở biến hóa của Thái Cực là “Động tĩnh chi ky, âm dương chi mẫu, động Chi tắc phân, tĩnh chi tắc hợp”. Điều quan trọng trong luyện Tập Thái Cực Quyền là lĩnh hội sựu biến hóa âm dương, động tĩnh, khai hợp…

Ý thức động tác của Thái Cực Quyền yêu cầu hư thực phân minh, mà hư thực chính là thể hiện cụ thể âm dương quan. Hư thực trong Thái Cực Quyền, có thể từ các phương diện khác nhau lý giải và  giải thích . Từ ý niệm mà nói, như ý niệm tập trung vào hữu thủ, tắc hữu thủ là thực, tả thủ là hư. Từ chỉnh thể động tác mà nói, động tác thể hiện thực chất công phòng là thực, động tác giả mê hoặc đối phương là hư; động tác đạt tới định thức là thực, quá trình chuyển biến của động tác là hư. Từ động tác cục bộ mà nói, chân chống đỡ  là thực, chân phụ trợ chống đỡ là hư. Trong trước tác Thái Cực Quyền kinh điển, đều coi hư quy là âm, thực quy là dương. Ví như lý giải động và  tĩnh, 《 Thủ tí lục 》 viết: ” động giả thị hành long, dương dã” . Động tắc sinh dương, tĩnh tắc sinh âm . Động tĩnh, khai hợp, hư thực, cương nhu, tiến thối, khởi lạc… song phương mâu thuẫn thống nhất, cấu thành phạm trù âm dương thống nhất trong Thái Cực Quyền. Mà mục đích của âm dương thống nhất trong Thái Cực Quyền, chính là để truy cầu thân thể và động tác hài hòa nhất trí, con người và  tự nhiên thống nhất cao độ, cuối cùng đạt tới mục đích thiên nhân hợp nhất.

  1.             Đạo quan

Lão Tử đề xuất “Đạo” là phạm trù trọng yếu trong triết học cổ đại của Trung Quốc, là trung tâm tư tưởng của Đạo gia. Trong hệ thống tư tưởng triết học của Lão Trang và Đạo giáo, “Đạo” là bản chất và giá trị cuối cùng của vũ trụ, cũng là pháp tắc căn bản và quy luật phổ biến của thế giới. Hình thức của Thái Cực Quyền tuy thiên biến vạn hóa, nhưng lý là nhất quán, ” lý” này quán xuyến sự biến hóa trong quyền kỹ, thực chất chính là cái mà Lão Tử gọi là “Đạo”. Thái Cực Quyền gia cho rằng, chính là do “lý” căn bản này, mà sinh xuất ra âm dương, động tĩnh, cương nhu, hư thực… đều tương phản tương thành, tương hỗ biến hóa nhân quả, biểu hiện tại hình thức vận động thì hình thành các lưu phái Thái Cực Quyền có đặc điểm khác nhau, như Trần thức, Dương thức, Tôn thức, Ngô thức, Vũ thức, Triệu Bảo Thái Cực Quyền… Tuy nhiên, bất luận hình thức Thái Cực Quyền như thế nào, thì đằng sau biểu diện hình thái thực chất nội hàm tinh thần truy cầu “Đạo”, tức Đạo Thái Cực. Đạo Thái Cực chính là cảnh giới tối cao của Thái Cực Quyền, biểu hiện là thông qua tập vũ, luyện quyền mà đạt tới thể nghiệm tính siêu việt của sinh mệnh và giá trị nhân sinh, cùng thể ngộ và thể nghiệm lý của Thiên Đạo tự nhiên, của vũ trụ vạn vật sinh hóa. Dưới sự dẫn hướng của Đạo, Thái Cực Quyền kỹ pháp không còn là thủ đoạn tranh đấu mãnh liệt, cũng không chỉ là một loại thể dục kiện thân, có tính tự vệ và quan thưởng hoạt động sinh tồn, mà thăng hoa trở thành một phương cách cầu “Đạo”. Từ triết học Lão Trang mà nhìn, Đạo sinh vạn vật, vạn vật quy về Đạo . Thái Cực Quyền lý cũng vậy. Trong Thái Cực Quyền, thông qua  thực tiễn “Thuật” và “Nghệ” đạt tới thể nghiệm và  cảm ngộ sinh mệnh của tinh thần thiên nhân tương hợp, vạn vật quy căn. Tinh túy và bản chất kỹ pháp của Thái Cực Quyền không nằm ở hình thái một chiêu, một thức, mà tại ” thông hồ Đạo”, ” nhập hồ thần” . Quyền kỹ là kỹ nghệ chiêu thức, trong đó yếu tố công phu tối cơ bản là: tiến thối, khai hợp, thiểm triển, đằng na…, nó cũng là biểu hiện phương thức trọng yếu ý cảnh, thần vận và thể ngộ tâm linh của Đạo Thái Cực, làm cho người tập luyện Thái Cực Quyền trong quá trình luyện quyền thể ngộ được thần vận và tinh túy của Thái Cực, dần dần đạt tới cảnh giới thiên nhân hợp nhất.

Lão Tử trong “Đạo đức kinh” đề xuất rõ ràng bản nguyên luận “Đạo sinh vạn vật, chu hành nhi bất đãi” và biện chứng pháp mộc mạc “phản giả Đạo chi động”, tuy có dấu ấn tuần hoàn luận, nhưng vẫn lấy hình thức phản phục hoặc khúc chiết biểu thị tính quy luật và  tính tất nhiên sản sinh và  phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người. Thái Cực Quyền không chỉ là tinh hoa trong vũ thuật Trung Quốc, còn là kết tinh văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là ảnh hưởng tư tưởng triết học của Đạo gia. Thái Cực Quyền kết hợp phương thức luyện tập dưỡng sinh, kỹ kích và ngộ Đạo thành nhất thể độc đáo , toàn diện. Đạo “Âm dương tương sinh, thiên nhân nhất thể” là căn cứ lý luận trong Thái Cực Quyền dưỡng sinh, lấy “dĩ nhu thắng cương, nhược thắng cường”, ” thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” làm sách lược thôi thủ, cầu cảnh giới vô định “Thiên hạ mạc năng hòa  chi tranh”, là nguyên tắc chỉ đạo kỹ kích trong Thái Cực Quyền, là  ấn chứng cụ thể đối với biện chứng triết học mộc mạc của Đạo gia, “Vô vi vô bất vi”, “Trí hư cực nhi thủ tĩnh đốc”, đó là Đạo gia triết học siêu nhiên vật ngoại, truy cầu tối cao phản phác quy chân, cũng là cảnh giới tối cao trong công phu tu luyện Thái Cực Quyền. Bởi vậy nên nói rằng, trên thực tế Thái Cực Quyền là sự kết hợp hoàn hảo của quyền thuật truyền thống Trung Quốc và tư tưởng triết học Đạo gia.

  1. Khí quan

Triết học cổ đại của Trung Quốc cho rằng , trong vũ trụ tự nhiên và giữa tất thảy sinh mệnh, tồn tại một loại thực thể vật chất vận động biến hóa vô cùng tinh vi, không đâu không có, là khí. Loại ” khí” này cấu thành nên bản thể và quy luật của vũ trụ. Từ  thời Xuân Thu, “Khí” tựu thành một khái niệm triết học phổ biến trong triết học truyền thống Trung Quốc. Theo thời gian, nhận thức của con người đối với “khí” ngày càng rõ ràng và phong phú.Trương Tái thời Bắc tống cho rằng: ” thái hư bất năng vô khí, khí bất năng bất tụ nhi vi vạn vật”, thuyết minh vận động bản thân của “khí” sản sinh ra vạn vật . Khí trong tu luyện Thái Cực Quyền chiếm vị trí trọng yếu, khi truy cầu trình độ cao thì càng quan trọng. Khí tạo thành nguyên lực và bản căn, là sinh mệnh và tinh hoa của Thái Cực Quyền. Các loại hình thái, công năng, thần vận, tuyệt kỹ của Thái Cực Quyền đêu do ” khí” diễn hóa và  thể hiện . Các nhà vũ thuật từ trực giác trường kỳ thể nghiệm, cảm ngộ được sự tiìn tại bản thể và phương thức của khí, phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa khí và dưỡng sinh – khí tạo thành lý luận cơ bản trong Thái Cực dưỡng sinh.

Trên cơ sở lý luận cơ bản này, các vũ thuật gia vận dụng các hình thức vận động, các phương pháp, động tác, kỹ thuật, kỹ xảo… nhằm mục đích dần dần dung hòa hợp nhất khí, thân, hình, thần của con người, thành thuận ứng xã hội tự nhiên, là hình thái xã hội nhân sinh hoàn mỹ, nhất trí cao độ. Loại khí sinh vạn vật này, với tư tưởng và quan điểm vạn vật cầu hòa, thể hiện thông qua vận động cụ thể của Thái Cực Quyền, đem bản thể luận thiên nhân hợp nhất “Thiên nhân hài hòa” làm trung tâm biểu hiện trong hoạt động dưỡng sinh của con người – tiến một bước hoàn thiện hệ thống lý luận Thái Cực Quyền theo ý nghĩa phương pháp luận triết học. Chính một số thể hiện các mặt khác nhau, mức độ nông sâu, giác độ phương pháp luận của Thái Cực Quyền, hình thành cơ sở lý luận triết học của Thái Cực Quyền – tức triết lý Thái Cực.

  1. Thái Cực đồ và Thái Cực triết lý

Triết lý Thái Cực phát nguyên từ “Dịch”. Thông qua Đạo giáo nội đan dưỡng sinh gia Trần Đoàn và một số người khác nghiên cứu và  phát triển, dung quán tam gia tinh nghĩa Nho, Đạo, Thích mà hình thành Vô Cực đồ thuyết; về sau do lý học gia Chu Đôn Di thời Tống, Minh và một số người kế thừa và phát triển, hình thành Thái Cực đồ thuyết, đương thời tân Nho gia dụng để xiển minh lý học ảo bí. Dụng Thái Cực đồ giải thích Thái Cực Quyền, Thái Cực đồ không chỉ biểu hiện ra hình thức ngoại tại và đặc điểm vận động của Thái Cực Quyền, mà còn cực kỳ hình tượng triển hiện triết lý và văn hóa Thái Cực – nguồn gốc và trung tâm của Thái Cực Quyền.

Sự xoay chuyển của “âm dương ngư” trong Thái Cực uẩn hàm chứa quy luật khách quan tối phổ biến, tối cơ bản diễn hóa phát triển của vạn vật trong vũ trụ, tức trong thế giới vĩnh hằng tuần hoàn lặp lại. Vạn sự, vạn vật trong trạng thái vận động diễn tiến chuyển hóa của âm dương tương phản hỗ căn, âm chí cực điểm chuyển hóa thành dương, dương chí cực điểm chuyển hóa thành âm – điều này và nguyên tắc mà Lão Tử nói “Phản giả Đạo chi động” là hoàn toàn nhất trí .

“Lão Tử • chương 78” viết: “Nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cương”; “Lão Tử • chương 43” lại viết: ” thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiên”; cái mà Lão Tử gọi là “nhu” và  “nhược” phi nhuyễn nhược vô lực, càng không phải là hèn kém có thể chiến thắng cao cường, nhu nhược ở đây chỉ một loại trạng thái hàm súc, thâm trầm, kiên nhận bất lộ, ngoại nhu nội cương. Quan điểm “dĩ nhu khắc cương, dĩ nhược thắng cường” của Lão Tử đã thể hiện đầy đủ trong vận động của Thái Cực Quyền, là tông chỉ căn bản trong kỹ kích của Thái Cực Quyền.

Trong triết học Lão Trang, Thái Cực chỉ nguồn gốc phát sinh vạn vật. Mượn lời Khổng Tử trong 《 Dịch truyện 》nói về Thái Cực như sau: “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi”, đồng thời xác nhận nhất sinh thành nhị, sinh thành lưỡng nghi, tức âm và  dương . Trong《 Hệ từ 》về ” Thái Cực”, Trịnh Huyền chú thích: ” khí tượng vị phân chi thì, thiên địa chi thủy dã . ” Đường đại Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “Thái Cực vị thiên địa vị phân chi tiền, nguyên khí hỗn nhi thị nhất, tức là thái sơ, thái nhất dã .” Thời Bắc Tống Trương Tái giải thích ” Thái Cực” tương đối duy vật, ông ta cho rằng “cực” trong《 Dịch 》 là tính chất khí của vật chất; trong “Chính mông • đại dịch” ông viết: ” nhất vật lưỡng thể, kỳ Thái Cực chi vị dữ? ” trong đó lưỡng thể chính là khí âm dương. Chu Đôn Di thời Tống trong “Thái Cực đồ thuyết” giải thích về Đạo: “Vô cực nhi Thái Cực, Thái Cực động nhi sinh dương. Động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh âm. Tĩnh cực phục động, nhất động nhất tĩnh hỗ vi kỳ căn” . Rất nhiều triết nhân đem hình thức vận động của Thái Cực Quyền tiến hành phân tích theo lý luận triết học, thuyết minh trong vận động Thái Cực Quyền hàm chứa những triết lý sâu sắc, phong phú, từ đó đem vận động Thái Cực Quyền và lý luận triết học kết hợp lại – tiến một bước hoàn thiện hệ thống lý luận của Thái Cực Quyền.

Còn tiếp …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *