Nội gia quyền là gì?

Clb thai cuc quyen ddi Con son

Khái niệm Nội gia quyền được thấy lần đầu tiên trong “Vương chinh nam mộ chí minh”. Đó là cách nói so sánh tương đối với ngoại gia quyền. Ngoại gia quyền có nguồn gốc từ phương pháp sử dụng ngạnh binh khí trên chiến trường. Mà Nội gia quyền có nguồn gốc từ phương pháp sử dụng nhẫn (dẻo) binh khí trên chiến trường, chủ yếu là thương thuật. Thời Tống, thuật sử dụng binh khí lạnh đã đạt tới đỉnh cao, ngạnh binh khí dĩ nhiên đã tới mức thuần thục. Bách gia võ nghệ tụ về Thiếu lâm, hình thành phái Thiếu lâm. Nói rằng Thiếu lầm là ngoại gia là vì vậy. Thời Tống nhận binh khí xuất hiện nhiều, do đó nói rằng Nôi gia băt nguồn từ Nhạc Phi đời Tống.

Nội gia quyền có nguồn gốc từ Trương Tam Phong của Võ đang là chỉ một nguồn gốc lớn khác – Đạo gia lý luận, công pháp. Thời Tống, bách gia quyền thuật hội tụ về Thiếu lâm. Việc sử dụng đại thương nơi chiến trường đã trở nên phổ biến. Thời Nguyên mạt Minh so, Trương Tam Phong đã học được quyền thuật Tiếu lâm, Tung sơn, đem kết hợp với Đan thuật của Đạo gia, tao nên Nội gia quyền huy hoàng mấy trăm năm. Về sau, do Trương Tam Phong khổ tâm cầu Đạo mà thành, truyền thuyết thành tiên – đó chủ yếu là thuật đan đạo – được đời sau coi là sư tổ của phái Võ đang. Từ đó đan thuật và võ thuật đều được truyền cho hậu thế. Giữa thời Minh, lý luận của Nội gia quyền do Trương Tam Phong sáng tạo không ngừ phát triển, đên Trương Tùng Khê thì đã hoàn thiện, ảnh hưởng ngày càng lớn. Thời Minh, chủ nghĩa tư bản manh nha, kinh tế hàng hóa phát triển, võ học cũng phát triển mạnh mẽ, chức nghiệp vọ thuật ngày càng nhiều. Nhiều người luyện tập đại thương thuật đã tiếp nhận lý luận Nội gia quyền. Đồng thời phát triển cách tân, hình thành một loại quyền không giống với phong cách Nội gia quyền của Tứ minh Trương Tùng Khê Võ đang Nội gia quyền nguyên thủy. Thời Thanh mạt Dân sơ, ba người họ Dương, Lý, Đổng đem phong cách Nội gia quyền chân chính phổ biến rộng rãi. Tiếp đến Tôn Lộc Đương sử dụng phong cách Nội gia quyền lên đến tuyệt đỉnh. Từ đó hình thành lưu phái võ thuật chủ yếu người dân tập luyện. Có thể nói rằng hình thành Nội gia quyền từ hai nguyên do chính là Đạo và thương. Lại nói tới Thiếu lâm và Võ đang. Thiếu lâm là tổ đình Thiền tông. Thiếu lâm quyền yêu cầu Thiền võ kết hợp. Trên thực tế, Thiền pháp của Phật giáo Thiền tông tự có truyền thừa (chủ yếu tại Giang nam). Rất nhiều môn ngoại gia quyền không phải do Thiếu lâm sáng lập nên. Võ đang là thánh địa của Đạo giáo. Võ đang Nội gia quyền chú trọng đan đạo, dưỡng sinh, bởi vậy rất nhiều Đạo sỹ chỉ tu đan đạo, không tập võ thuật.
Hiện trạng
Hiện tại Nội gia quyền cơ bản có thể phân thành hai phong cách lớn:
1- Do Trương Tam Phong, Trương Tùng Khê, Vương Chinh Nam, Cam Phượng Trì, tứ minh Nội gia quyền, là đại biểu cho Võ đang Nội gia quyền, thiên trọng đan đạo, dưỡng sinh, giảng khí. Người tập đa số là Đạo sỹ, không truy cầu sâu võ đạo. Thời Minh Thanh, phái này có nhiều lớp danh sư, có ảnh hưởng lớn đến sự hưng thịnh; nhưng đên thời Dân quốc thì ảnh hưởng của nó không còn lớn nữa, ngược lại bị ảnh hưởng của phong cách Nội gia quyền khác.
2- Lấy Thái cực quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng ba môn Nội gia quyền làm đại biểu đích nhất loại Nội gia quyền chú trọng đại thương thuật, thực chiến, giảng kình. Đa số người luyện là các nhà võ thuật, giao lưu rộng rãi quảng phiếm, phát triển nhanh chóng. Họ truy cầu võ đạo, họ đều là con nhà võ, có tinh thần luyện quyền. Thời Thanh mạt Dân sơ, phái này danh sư nối tiếp danh sư, như những ngôi sao sáng lạn, họ giao lưu quảng rãi, góp phần phát triển các môn võ thuật khác, tạo thành thời kỳ phát triển hoàng kim của võ thuật Trung hoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *